WhiteHat News #ID:2112
VIP Members
-
16/06/2015
-
83
-
672 bài viết
Ứng dụng ghép mặt vào video Zao phải thay đổi điều khoản sau khi dân mạng đồng loạt "phẫn nộ"
Zao, ứng dụng đang “gây bão” nhờ khả năng ghép mặt vào video bằng thao tác đơn giản, đã phải thay đổi điều khoản về quyền riêng tư của mình.
Zao là ứng dụng deepfake (siêu giả) cho phép người dùng ghép mặt vào các cảnh phim, chương trình truyền hình nổi tiếng mà không cần tốn nhiều công sức. Họ chỉ cần tải một ảnh cận cảnh gương mặt là xong. Nhờ tính năng này, Zao đang nổi như cồn trên khắp các trang mạng Trung Quốc.
Theo hãng tin tài chính Bloomberg, Zao được tung ra vào ngày 30/8 và nhanh chóng leo lên vị trí đầu bảng bảng xếp hạng miễn phí của App Store. Giống với một ứng dụng deepfake trước đó là FaceApp, Zao đang đối mặt với làn sóng phản đối vì ảnh hưởng đến quyền riêng tư người dùng.
Người dùng Twitter Allan Xia đã đăng video trình diễn tính năng của Zao. Trong đó, anh thay gương mặt của nam diễn viên Leonardo Dicaprio bằng mặt người khác trong nhiều cảnh phim nổi tiếng. Theo Xia, clip hoàn thành trong chưa đầy 8 giây chỉ với một tấm ảnh. Tuy nhiên, Bloomberg cho biết ứng dụng sẽ hướng dẫn bạn đi qua quy trình chụp ảnh tự sướng, yêu cầu bạn mở/khép miệng/mắt để cho kết quả chân thực hơn.
Cũng theo Xiao, hiện tại ứng dụng cung cấp số lượng giới hạn các clip. Có khả năng các lập trình viên đã đào tạo thuật toán trên các video này để dễ tái lập bản đồ gương mặt của người dùng trong đó.
Zao cho thấy công nghệ deepfake đã phát triển nhanh tới mức nào: từ chỗ cần hàng trăm tấm ảnh để tạo video deepfake thuyết phục, nay chỉ cần một hình ảnh duy nhất.
Chính sách quyền riêng tư của Zao ngay lập tức gây phản ứng. Hàng ngàn người dùng “đánh bom” App Store của Changsha Shenduronghe Network Technology - nhà phát triển Zao bằng các bình luận tiêu cực. Ứng dụng cũng chỉ được đánh giá 1,6 sao trên App Store. Bloomberg chỉ ra đây là công ty con của Momo, hãng sở hữu dịch vụ hẹn hò và livestream.
Một điều khoản của Zao ghi rõ nhà phát triển sở hữu giấy phép “miễn phí, không hủy nang, vĩnh viễn, có thể chuyển nhượng, có thể cấp phép lại” đối với mọi nội dung do người dùng tạo ra. Công ty đã nhanh chóng thay đổi điều khoản và nói sẽ không sử dụng hình ảnh, video của người dùng cho bất kỳ mục đích nào nếu không được sự cho phép ngoại trừ cải thiện ứng dụng. Nó cũng xóa dữ liệu người dùng từ máy chủ khi người dùng xóa dữ liệu từ ứng dụng.
Tranh cãi này khá giống với tranh cãi quanh ứng dụng FaceApp đầu năm 2019. Nhà phát triển FaceApp buộc phải làm rõ chính sách quyền riêng tư và cho phép người dùng chọn xóa ảnh khỏi máy chủ nếu họ muốn.
Mọi người ngày càng nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của bảo vệ dữ liệu hình ảnh gương mặt. Họ có quyền quan ngại về các công ty không bảo đảm an toàn cho dữ liệu này. Khi dịch vụ được cung cấp miễn phí, công ty đứng sau được hưởng lợi không thể bàn cãi từ dữ liệu của người dùng. Đôi khi dữ liệu dùng cho quảng cáo mục tiêu, đôi khi để đào tạo trí tuệ nhân tạo để nhận diện gương mặt tốt hơn. Chỉ là, người dùng có biết hay không.
Zao là ứng dụng deepfake (siêu giả) cho phép người dùng ghép mặt vào các cảnh phim, chương trình truyền hình nổi tiếng mà không cần tốn nhiều công sức. Họ chỉ cần tải một ảnh cận cảnh gương mặt là xong. Nhờ tính năng này, Zao đang nổi như cồn trên khắp các trang mạng Trung Quốc.
Theo hãng tin tài chính Bloomberg, Zao được tung ra vào ngày 30/8 và nhanh chóng leo lên vị trí đầu bảng bảng xếp hạng miễn phí của App Store. Giống với một ứng dụng deepfake trước đó là FaceApp, Zao đang đối mặt với làn sóng phản đối vì ảnh hưởng đến quyền riêng tư người dùng.
Người dùng Twitter Allan Xia đã đăng video trình diễn tính năng của Zao. Trong đó, anh thay gương mặt của nam diễn viên Leonardo Dicaprio bằng mặt người khác trong nhiều cảnh phim nổi tiếng. Theo Xia, clip hoàn thành trong chưa đầy 8 giây chỉ với một tấm ảnh. Tuy nhiên, Bloomberg cho biết ứng dụng sẽ hướng dẫn bạn đi qua quy trình chụp ảnh tự sướng, yêu cầu bạn mở/khép miệng/mắt để cho kết quả chân thực hơn.
Cũng theo Xiao, hiện tại ứng dụng cung cấp số lượng giới hạn các clip. Có khả năng các lập trình viên đã đào tạo thuật toán trên các video này để dễ tái lập bản đồ gương mặt của người dùng trong đó.
Zao cho thấy công nghệ deepfake đã phát triển nhanh tới mức nào: từ chỗ cần hàng trăm tấm ảnh để tạo video deepfake thuyết phục, nay chỉ cần một hình ảnh duy nhất.
Chính sách quyền riêng tư của Zao ngay lập tức gây phản ứng. Hàng ngàn người dùng “đánh bom” App Store của Changsha Shenduronghe Network Technology - nhà phát triển Zao bằng các bình luận tiêu cực. Ứng dụng cũng chỉ được đánh giá 1,6 sao trên App Store. Bloomberg chỉ ra đây là công ty con của Momo, hãng sở hữu dịch vụ hẹn hò và livestream.
Một điều khoản của Zao ghi rõ nhà phát triển sở hữu giấy phép “miễn phí, không hủy nang, vĩnh viễn, có thể chuyển nhượng, có thể cấp phép lại” đối với mọi nội dung do người dùng tạo ra. Công ty đã nhanh chóng thay đổi điều khoản và nói sẽ không sử dụng hình ảnh, video của người dùng cho bất kỳ mục đích nào nếu không được sự cho phép ngoại trừ cải thiện ứng dụng. Nó cũng xóa dữ liệu người dùng từ máy chủ khi người dùng xóa dữ liệu từ ứng dụng.
Tranh cãi này khá giống với tranh cãi quanh ứng dụng FaceApp đầu năm 2019. Nhà phát triển FaceApp buộc phải làm rõ chính sách quyền riêng tư và cho phép người dùng chọn xóa ảnh khỏi máy chủ nếu họ muốn.
Mọi người ngày càng nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của bảo vệ dữ liệu hình ảnh gương mặt. Họ có quyền quan ngại về các công ty không bảo đảm an toàn cho dữ liệu này. Khi dịch vụ được cung cấp miễn phí, công ty đứng sau được hưởng lợi không thể bàn cãi từ dữ liệu của người dùng. Đôi khi dữ liệu dùng cho quảng cáo mục tiêu, đôi khi để đào tạo trí tuệ nhân tạo để nhận diện gương mặt tốt hơn. Chỉ là, người dùng có biết hay không.
Theo ICTnews