kelieulinh
W-------
-
01/11/2013
-
0
-
7 bài viết
Trở thành tội phạm công nghệ cao – Khoảng cách mong manh
"Quyền lực điều khiển thông tin là một ma lực, nếu anh trong sạch, ma lực sẽ không phát tán, còn nếu anh nhúng tay vào chàm, chính ma lực này sẽ đưa anh đi hết từ sai lầm này đến sai lầm khác". Bên cạnh những thông tin bổ ích, các diễn đàn mạng hiện nay đã trở thành nơi gặp gỡ, kết bạn của hacker, nơi trao đổi thông tin và liên kết, hình thành ổ nhóm tội phạm công nghệ cao. Trong số đó, không ít người là học sinh, sinh viên, những trí thức trẻ có trình độ về công nghệ thông tin nhưng đã lạc hướng khi sử dụng những kiến thức đó vào mục đích xấu… Với những kiến thức học được từ diễn đàn dành cho hacker, Cao Xuân Dương (SN 1991, ở Nam Trực, Nam Định) đã trở thành một trong những tội phạm công nghệ cao có thủ đoạn đặc biệt tinh vi khi đã xâm nhập được vào hệ thống bảo mật của nhiều ngân hàng tại Việt Nam. Qua mạng Internet, Dương tìm hiểu cách thức trộm cắp mật khẩu tài khoản ngân hàng bằng cách sử dụng chương trình gián điệp Spynet cài vào các đường link hướng dẫn chơi game. Virus của Dương sử dụng có chức năng tự động bật webcam máy tính người dùng để theo dõi, xem màn hình giao diện của máy, lưu toàn bộ thao tác trên bàn phím của người sử dụng và gửi lại cho Dương dưới dạng một văn bản quản lý toàn bộ dữ liệu trên máy tính đó. Khi phát hiện người sử dụng có giao dịch liên quan đến tài khoản ngân hàng, Dương sẽ sử dụng chức năng xem thao tác trên bàn phím để trộm cắp tài khoản và mật khẩu ngân hàng của người đó. Với thủ đoạn trên, Dương đã thực hiện thành công 2 vụ trộm cắp mật khẩu, tài khoản giao dịch trực tuyến ngân hàng của Ngân hàng Viettinbank, chiếm đoạt số tiền gần 20 triệu đồng. Nhưng theo đánh giá của các chuyên gia an ninh mạng, phương thức gây án của Dương đã ảnh hướng xấu đến an ninh, bảo mật và hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Hành vi phạm tội của Cao Xuân Dương đã được Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (PC50) Công an * TP Hà Nội phát hiện, ngăn chặn vào tháng 10/2013. Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an, hiện tội phạm sử dụng công nghệ cao với thủ đoạn rất tinh vi đang nhắm vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, hoạt động tư vấn, mua bán vàng... Từ đầu năm 2012 đến nay, tình hình an ninh, an toàn mạng máy tính tại Việt Nam tiếp tục bị đặt trong tình trạng báo động với nhiều cuộc tấn công, phá hoại, phát tán virus với tính chất đặc biệt nghiêm trọng. Riêng trong năm 2012, Công an Việt Nam đã phát hiện, xác minh, điều tra 261 đầu mối vụ án, vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, tổng thiệt hại mà loại tội phạm này gây ra hơn 2.000 tỉ đồng. Thượng tá Lê Hồng Sơn, Trưởng phòng PC50 Công an TP Hà Nội cho biết, trong 14 vụ án được đơn vị khám phá trong thời gian từ tháng 8/2013 đến nay, các đối tượng phạm tội trong lĩnh vực công nghệ cao đều trong độ tuổi 8X, 9X, phần lớn là học sinh, sinh viên có trình độ về công nghệ thông tin; một số đối tượng khác có trình độ cao, làm việc tại các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin nhưng lại cố tình vi phạm pháp luật. Đặc biệt, sự phát triển mạnh của các mạng xã hội đã hình thành những diễn đàn trao đổi thông tin, liên kết của tội phạm công nghệ cao ở cả trong và ngoài nước. Nói cách khác thì đây chính là hoạt động của các ổ nhóm tội phạm "ngầm" đã và đang âm thầm diễn ra trên mạng internet. Một đối tượng trí thức phạm tội công nghệ cao bị bắt giữ. Điển hình như tháng 9/2013, PC50 phối hợp Phòng 3, C50, Bộ Công an khám phá ổ nhóm sử dụng trái phép thông tin thẻ tín dụng của người khác để làm giả thẻ ngân hàng hòng chiếm đoạt tài sản, bắt giữ các đối tượng Vũ Phong (32 tuổi), làm nghề quảng cáo ở quận Đống Đa, Hà Nội; Bùi Đình Hảo (22 tuổi), sinh viên. Tháng 4/2013, Vũ Phong mua của một đối tượng sống tại Mỹ 14 thẻ ngân hàng do Mỹ phát hành với giá 30 USD/thẻ, sau đó bán lại cho các đối tượng ăn cắp tiền trên mạng internet tại Việt Nam với giá 200 USD/thẻ. Tháng 7/2013, quen biết Phong qua mạng internet, Bùi Đình Hảo đã kết hợp với Phong để hack, ăn cắp tiền trên trang web www.pay... rồi chuyển đổi ra tiền mặt. Hảo đã bỏ tiền ra mua 1.000 thông tin cá nhân của công dân Mỹ trên các trang mạng, sau đó đăng ký tài khoản tại www.pay... và sử dụng số thẻ tín dụng, đăng ký tài khoản tại thẻ do Phong cung cấp để kích hoạt và nhận được mỗi tài khoản paypal một lượng tiền ảo có giá trị tương đương 950 USD - là số tiền cao nhất đủ độ an toàn để hệ thống paypal không phát hiện. Phong sẽ cung cấp thông tin tài khoản của ngân hàng tại Mỹ để chuyển đổi từ tiền ảo trong tài khoản paypal thành tiền mặt USD. Tỷ lệ chuyển đổi thành công từ 60-70%. Với thủ đoạn này, Phong và Hảo đã chuyển đổi, trộm cắp trên 60 tài khoản với số tiền ước tính khoảng 60.000 USD. |
Huyền Vũ |
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: