Kubi Kubo
Member
-
25/04/2017
-
9
-
10 bài viết
Interpol: Có gần 9.000 máy chủ nguy hại tại Đông Nam Á
Trong một chiến dịch nhằm truy quét tội phạm máy tính trên toàn khu vực Đông Nam Á, Tổ chức Interpol cho biết đã xác định được 8.800 máy chủ điều khiển (C&C) và hàng trăm website bị xâm nhập tại 8 nước thành viên ASEAN, theo Reuters ngày 25/4.
Máy chủ C&C là máy chủ điều khiển các mạng botnet, tức các máy tính đã bị nhiễm mã độc và bị tin tặc khống chế. Với các máy chủ này, tin tặc có thể thực hiện các cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS), phát tán thư rác hoặc tấn công vào hệ thống máy tính của các tổ chức tài chính. Bên cạnh đó, gần 270 website được phát hiện nhiễm mã độc khai thác lỗ hổng trong ứng dụng thiết kế trang web và Interpol cảnh báo trong số này có không ít website chính phủ có thể chứa những dữ liệu cá nhân của công dân nước họ.
Phía Interpol cũng xác định được những kẻ điều hành nhiều website chuyên thực hiện các vụ tấn công lừa đảo (phishing) nhằm truy xuất thông tin cá nhân hoặc bí mật của nạn nhân, với một trong những đầu mối xuất phát từ Nigeria. Theo Interpol, một tin tặc ở Indonesia đã bị phát hiện bán các công cụ phishing trên Darknet, một trong các web đen, và tung clip chỉ dẫn sử dụng phần mềm mã độc trên YouTube.
Chiến dịch này do Tổ chức ICGI (Trung tâm sáng kiến toàn cầu của Interpol), trụ sở tại Singapore dẫn đầu và được sự góp sức của các công ty an ninh mạng như Kaspersky Lab, Trend Micro, British Telecom, Booz Allen Hamilton, Fortinet. Các nhà điều tra của Singapore, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Thái Lan, VN và Philippines đã tham gia vào sáng kiến trên, trong khi Trung Quốc cũng cung cấp thông tin tình báo hỗ trợ chiến dịch.
Phía Interpol cũng xác định được những kẻ điều hành nhiều website chuyên thực hiện các vụ tấn công lừa đảo (phishing) nhằm truy xuất thông tin cá nhân hoặc bí mật của nạn nhân, với một trong những đầu mối xuất phát từ Nigeria. Theo Interpol, một tin tặc ở Indonesia đã bị phát hiện bán các công cụ phishing trên Darknet, một trong các web đen, và tung clip chỉ dẫn sử dụng phần mềm mã độc trên YouTube.
Chiến dịch này do Tổ chức ICGI (Trung tâm sáng kiến toàn cầu của Interpol), trụ sở tại Singapore dẫn đầu và được sự góp sức của các công ty an ninh mạng như Kaspersky Lab, Trend Micro, British Telecom, Booz Allen Hamilton, Fortinet. Các nhà điều tra của Singapore, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Thái Lan, VN và Philippines đã tham gia vào sáng kiến trên, trong khi Trung Quốc cũng cung cấp thông tin tình báo hỗ trợ chiến dịch.
Theo Reuters / Thanh Niên Online (http://vnreview.vn/)
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: