WhiteHat News #ID:0911
VIP Members
-
30/07/2014
-
79
-
711 bài viết
Các ứng dụng Android thu thập nhiều thông tin cá nhân người dùng nhất hiện nay
Việc các ứng dụng này truy cập vào thông tin cá nhân của người dùng chủ yếu phục vụ cho mục đích quảng cáo mà người dùng không hề hay biết.
Hiện nay, rất nhiều các ứng dụng di động thường yêu cầu được quyền truy cập vào dữ liệu trên smartphone người dùng để có thể hoạt động. Quyền truy cập này thường được nhà phát triển liệt kê trong phần "điều khoản sử dụng", và thông thường người dùng ít ai để ý đọc kỹ các điều khoản này. Họ thường bỏ qua, tích chọn vào ô "đồng ý" để tiếp tục quá trình cài đặt. Điều này vô tình làm hại bạn về sau, bởi nhà phát triển có thể thu thập hàng loạt thông tin cá nhân trên máy và sử dụng cho các mục đích "không mấy tốt đẹp", chẳng hạn như bán cho các nhà quảng cáo. Rất nhiều ứng dụng đòi quyền truy cập tin nhắn, danh bạ, microphone của người dùng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền riêng tư.
Nhằm tìm hiểu xem các ứng dụng nào trên Android thu thập nhiều dữ liệu người dùng nhất, trang Vocativ mới đây vừa tiến hành một cuộc điều tra để tìm hiểu. Website này đã đọc kỹ điều khoản sử dụng của các ứng dụng phổ biến trên cửa hàng Google Play Store và cho ra biểu đồ bên dưới.
Không có gì ngạc nhiên khi Facebook là một trong những ứng dụng "đội sổ" trong việc thu thập dữ liệu người dùng. Ứng dụng nhắn tin, gọi video qua Internet Viber cũng không kém cạnh, khi truy cập vào cả danh bạ, tin nhắn, microphone, lịch sử cuộc gọi. Ngay cả một tựa game trên Android dành cho trẻ em như Happy Fish cũng yêu cầu được đọc tin nhắn, truy cập vào ảnh, xem vị trí của bạn... "Các thông tin này được thu thập chủ yếu để phục vụ cho mục đích quảng cáo. Các nhà quảng cáo biết càng nhiều thông tin về bạn, họ càng đưa ra các quảng cáo sát với nhu cầu, sở thích cá nhân" - Nhà sáng lập PrivacyGrade.org và chuyên gia khoa học máy tính Jason Hong của đại học Carnegie Mellon, cho biết.
Với người dùng Android, nghiên cứu này là một lời cảnh báo cho họ. Hãy bỏ thời gian đọc điều khoản sử dụng trước khi cài đặt bất kỳ ứng dụng nào. Nếu nhận thấy một ứng dụng nào đó có những đòi hỏi vô lý, hãy hủy bỏ, ngừng sử dụng ứng dụng đó để không trở thành đối tượng "chăm sóc" của các loại quảng cáo rác đang ngày càng nhan nhản.
Hiện nay, rất nhiều các ứng dụng di động thường yêu cầu được quyền truy cập vào dữ liệu trên smartphone người dùng để có thể hoạt động. Quyền truy cập này thường được nhà phát triển liệt kê trong phần "điều khoản sử dụng", và thông thường người dùng ít ai để ý đọc kỹ các điều khoản này. Họ thường bỏ qua, tích chọn vào ô "đồng ý" để tiếp tục quá trình cài đặt. Điều này vô tình làm hại bạn về sau, bởi nhà phát triển có thể thu thập hàng loạt thông tin cá nhân trên máy và sử dụng cho các mục đích "không mấy tốt đẹp", chẳng hạn như bán cho các nhà quảng cáo. Rất nhiều ứng dụng đòi quyền truy cập tin nhắn, danh bạ, microphone của người dùng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền riêng tư.
Nhằm tìm hiểu xem các ứng dụng nào trên Android thu thập nhiều dữ liệu người dùng nhất, trang Vocativ mới đây vừa tiến hành một cuộc điều tra để tìm hiểu. Website này đã đọc kỹ điều khoản sử dụng của các ứng dụng phổ biến trên cửa hàng Google Play Store và cho ra biểu đồ bên dưới.
Không có gì ngạc nhiên khi Facebook là một trong những ứng dụng "đội sổ" trong việc thu thập dữ liệu người dùng. Ứng dụng nhắn tin, gọi video qua Internet Viber cũng không kém cạnh, khi truy cập vào cả danh bạ, tin nhắn, microphone, lịch sử cuộc gọi. Ngay cả một tựa game trên Android dành cho trẻ em như Happy Fish cũng yêu cầu được đọc tin nhắn, truy cập vào ảnh, xem vị trí của bạn... "Các thông tin này được thu thập chủ yếu để phục vụ cho mục đích quảng cáo. Các nhà quảng cáo biết càng nhiều thông tin về bạn, họ càng đưa ra các quảng cáo sát với nhu cầu, sở thích cá nhân" - Nhà sáng lập PrivacyGrade.org và chuyên gia khoa học máy tính Jason Hong của đại học Carnegie Mellon, cho biết.
Với người dùng Android, nghiên cứu này là một lời cảnh báo cho họ. Hãy bỏ thời gian đọc điều khoản sử dụng trước khi cài đặt bất kỳ ứng dụng nào. Nếu nhận thấy một ứng dụng nào đó có những đòi hỏi vô lý, hãy hủy bỏ, ngừng sử dụng ứng dụng đó để không trở thành đối tượng "chăm sóc" của các loại quảng cáo rác đang ngày càng nhan nhản.
Nguồn: ictnews