Cò Lửa
VIP Members
-
29/06/2013
-
10
-
73 bài viết
An toàn thông tin: Trách nhiệm không của riêng ai
(HNM) - Vấn đề an toàn thông tin (ATTT) cho người sử dụng qua mạng viễn thông, internet những năm gần đây được các phương tiện truyền thông thường xuyên đề cập.
Vào cuối tháng 11 hằng năm sự kiện "Ngày ATTT Việt Nam" được tổ chức tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với nhiều hoạt động… Nhưng, với không ít người sử dụng ở các thành phố lớn này vẫn để mình "rơi" vào trạng thái bị mất an toàn…
Mỗi người dân cần nâng cao hơn nữa ý thức cảnh giác để bảo đảm an toàn thông tin cho chính mình.
Trong tháng 10-2013, VNPT TP Hồ Chí Minh đã cảnh báo việc kẻ gian mạo danh nhắc nợ cước viễn thông từ các đầu số 0013xxx, 00886xxx, 96111, số di động (sim rác), thậm chí giả mạo số 18001090 với nội dung: "Thuê bao của quý khách đang nợ cước với số tiền 8.xxx.000 đồng (hơn 8 triệu đồng). Vui lòng thanh toán ngay trong vòng 2 giờ, nếu không thuê bao của quý khách sẽ bị khóa. Để biết thêm chi tiết vui lòng bấm phím 9, gặp tổng đài viên vui lòng bấm phím 0…".
Theo VNPT TP Hồ Chí Minh, những cuộc gọi trên xuất phát từ nước ngoài về Việt Nam qua kết nối VoIP, hoặc từ sim rác để lừa khách hàng gọi vào đầu số 1900xxxxxx. Kết cục, không ít người bị lừa dụ để tội phạm "đảo chiều" cuộc gọi đến tổng đài giả mạo để tính cước giá lên cao tới 15.000 đồng/phút) và bị mất tiền cước oan khi làm theo hướng dẫn. Vì vậy, VNPT TP Hồ Chí Minh khuyến cáo khách hàng tham khảo tiền cước qua các kênh: Giấy báo cước hằng tháng; website tra cứu cước http://ebill.hcmtelecom.vn; tổng đài chăm sóc khách hàng (08)800126. Thuê bao không cần tham khảo bất cứ kênh thông tin nào khác ngoài các địa chỉ như kể trên. Đồng thời, khi nhận được cuộc gọi lừa, thuê bao cần thông báo ngay tổng đài chăm sóc khách hàng (08)800126 để DN có thể kịp thời ngăn chặn các thiệt hại của khách hàng (nếu có).
Gần đây nhất, Công an TP Hà Nội cũng khuyến cáo trên các phương tiện truyền thông về việc xuất hiện nhóm tội phạm gọi điện lừa đảo qua internet từ các đầu số +313851668, +313850018, +36022... đến số điện thoại nhà riêng thông báo việc bắt cóc người thân và phải chuyển tiền ngay cho chúng qua tài khoản ngân hàng. Nếu không chúng sẽ xâm hại tính mạng nạn nhân. Một số trường hợp vì quá lo lắng chưa kiểm chứng lại thông tin đã vội chuyển tiền theo chỉ dẫn và kết cục là bị mất tiền cho tội phạm trong khi người thân mình vẫn "bình an vô sự"… Cũng theo khuyến cáo của Công an TP Hà Nội, người dân cần phải thận trọng sử dụng thông tin cá nhân của mình, nhất là qua mạng xã hội.
Với các trường hợp đã khuyến cáo như kể trên cho thấy, bọn tội phạm chọn cách thức đánh thẳng vào tâm lý, gây hoang mang cho khách hàng (thông báo số nợ cước rất lớn, thông báo bắt cóc người thân…) đã khiến chủ thuê bao mất bình tĩnh và thực hiện hành động theo "chỉ dẫn" và cuối cùng chịu thiệt hại về kinh tế. Vậy, câu hỏi đặt ra là tại sao chúng lại có các thông tin cụ thể về số điện thoại, thậm chí là tên, giới tính của khách hàng? Đây cũng là mấu chốt xảy ra nhiều vấn đề hiện nay mà việc quản lý trước hết chính là các nhà mạng.
Thực tế, nhà mạng đã hợp tác và ăn chia lợi nhuận với các DN cung cấp nội dung thực hiện quảng cáo và đương nhiên sẽ phải có động thái để DN đó gửi tin nhắn tới các thuê bao của mình, từ đó tạo ra kẽ hở? Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội từng xử phạt một số DN vi phạm vì bán thông tin khách hàng cho DN khác. Như vậy, việc bảo mật thông tin đang có sự rò rỉ. Hơn nữa, với bản thân người dân nhiều khi cũng vô tình để lộ số điện thoại khi mua sắm, bốc thăm trúng thưởng… mà không lường được những số điện thoại đó một ngày nào đó sẽ gây hại cho họ.
Gần đây nhất, với sự phát triển bùng nổ của các mạng xã hội, điện thoại thông minh… rất nhiều người đã lộ thông tin cá nhân (điện thoại, địa chỉ nhà riêng, thậm chí cả đi đâu, làm gì) và đây cũng tiềm ẩn nguy cơ bị tội phạm lợi dụng sử dụng vào mục đích xấu… Vì vậy, ngay từ bây giờ mỗi người dân cần nâng cao hơn nữa ý thức cảnh giác để bảo đảm ATTT cho mình.
Việt Nga HNM
Vào cuối tháng 11 hằng năm sự kiện "Ngày ATTT Việt Nam" được tổ chức tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với nhiều hoạt động… Nhưng, với không ít người sử dụng ở các thành phố lớn này vẫn để mình "rơi" vào trạng thái bị mất an toàn…
Mỗi người dân cần nâng cao hơn nữa ý thức cảnh giác để bảo đảm an toàn thông tin cho chính mình.
Trong tháng 10-2013, VNPT TP Hồ Chí Minh đã cảnh báo việc kẻ gian mạo danh nhắc nợ cước viễn thông từ các đầu số 0013xxx, 00886xxx, 96111, số di động (sim rác), thậm chí giả mạo số 18001090 với nội dung: "Thuê bao của quý khách đang nợ cước với số tiền 8.xxx.000 đồng (hơn 8 triệu đồng). Vui lòng thanh toán ngay trong vòng 2 giờ, nếu không thuê bao của quý khách sẽ bị khóa. Để biết thêm chi tiết vui lòng bấm phím 9, gặp tổng đài viên vui lòng bấm phím 0…".
Theo VNPT TP Hồ Chí Minh, những cuộc gọi trên xuất phát từ nước ngoài về Việt Nam qua kết nối VoIP, hoặc từ sim rác để lừa khách hàng gọi vào đầu số 1900xxxxxx. Kết cục, không ít người bị lừa dụ để tội phạm "đảo chiều" cuộc gọi đến tổng đài giả mạo để tính cước giá lên cao tới 15.000 đồng/phút) và bị mất tiền cước oan khi làm theo hướng dẫn. Vì vậy, VNPT TP Hồ Chí Minh khuyến cáo khách hàng tham khảo tiền cước qua các kênh: Giấy báo cước hằng tháng; website tra cứu cước http://ebill.hcmtelecom.vn; tổng đài chăm sóc khách hàng (08)800126. Thuê bao không cần tham khảo bất cứ kênh thông tin nào khác ngoài các địa chỉ như kể trên. Đồng thời, khi nhận được cuộc gọi lừa, thuê bao cần thông báo ngay tổng đài chăm sóc khách hàng (08)800126 để DN có thể kịp thời ngăn chặn các thiệt hại của khách hàng (nếu có).
Gần đây nhất, Công an TP Hà Nội cũng khuyến cáo trên các phương tiện truyền thông về việc xuất hiện nhóm tội phạm gọi điện lừa đảo qua internet từ các đầu số +313851668, +313850018, +36022... đến số điện thoại nhà riêng thông báo việc bắt cóc người thân và phải chuyển tiền ngay cho chúng qua tài khoản ngân hàng. Nếu không chúng sẽ xâm hại tính mạng nạn nhân. Một số trường hợp vì quá lo lắng chưa kiểm chứng lại thông tin đã vội chuyển tiền theo chỉ dẫn và kết cục là bị mất tiền cho tội phạm trong khi người thân mình vẫn "bình an vô sự"… Cũng theo khuyến cáo của Công an TP Hà Nội, người dân cần phải thận trọng sử dụng thông tin cá nhân của mình, nhất là qua mạng xã hội.
Với các trường hợp đã khuyến cáo như kể trên cho thấy, bọn tội phạm chọn cách thức đánh thẳng vào tâm lý, gây hoang mang cho khách hàng (thông báo số nợ cước rất lớn, thông báo bắt cóc người thân…) đã khiến chủ thuê bao mất bình tĩnh và thực hiện hành động theo "chỉ dẫn" và cuối cùng chịu thiệt hại về kinh tế. Vậy, câu hỏi đặt ra là tại sao chúng lại có các thông tin cụ thể về số điện thoại, thậm chí là tên, giới tính của khách hàng? Đây cũng là mấu chốt xảy ra nhiều vấn đề hiện nay mà việc quản lý trước hết chính là các nhà mạng.
Thực tế, nhà mạng đã hợp tác và ăn chia lợi nhuận với các DN cung cấp nội dung thực hiện quảng cáo và đương nhiên sẽ phải có động thái để DN đó gửi tin nhắn tới các thuê bao của mình, từ đó tạo ra kẽ hở? Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội từng xử phạt một số DN vi phạm vì bán thông tin khách hàng cho DN khác. Như vậy, việc bảo mật thông tin đang có sự rò rỉ. Hơn nữa, với bản thân người dân nhiều khi cũng vô tình để lộ số điện thoại khi mua sắm, bốc thăm trúng thưởng… mà không lường được những số điện thoại đó một ngày nào đó sẽ gây hại cho họ.
Gần đây nhất, với sự phát triển bùng nổ của các mạng xã hội, điện thoại thông minh… rất nhiều người đã lộ thông tin cá nhân (điện thoại, địa chỉ nhà riêng, thậm chí cả đi đâu, làm gì) và đây cũng tiềm ẩn nguy cơ bị tội phạm lợi dụng sử dụng vào mục đích xấu… Vì vậy, ngay từ bây giờ mỗi người dân cần nâng cao hơn nữa ý thức cảnh giác để bảo đảm ATTT cho mình.
Việt Nga HNM