-
06/07/2013
-
797
-
1.308 bài viết
6 thủ đoạn lừa đảo phổ biến trong giao dịch ngân hàng và kinh nghiệm phòng ngừa
Thời gian qua số vụ lừa đảo không ngừng tăng, bên cạnh các thủ đoạn cũ, giới tội phạm cũng cải tiến để sử dụng các thủ đoạn mới. Bài viết này sẽ điểm qua 6 thủ đoạn lừa đảo phổ biến liên quan đến các giao dịch ngân hàng và kinh nghiệm để không trở thành nạn nhân một cách đáng tiếc.
6 thủ đoạn lừa đảo phổ biến
- Bằng cách giả mạo nhân viên ngân hàng thông báo tài khoản của nạn nhân nhận được một khoản tiền hoặc tài khoản có dấu hiệu hoạt động bất thường và hướng dẫn khách hàng xác nhận thông tin, thay đổi mật khẩu thông qua đường link giả mạo hoặc tải ứng dụng chứa mã độc đánh cắp thông tin.
- Một biến thể của thủ đoạn trên là kẻ lừa đảo sẽ giả mạo cơ quan chức năng gọi điện đến nạn nhân thông báo tài khoản của nạn nhân có dấu hiệu hoạt động bất thường, tiền trong tài khoản có dấu hiệu không trong sạch, liên quan đến một vụ án ma túy nào đó và yêu cầu nạn nhân chuyển tiền đến một số tài khoản được chỉ định để hỗ trợ điều tra, trên thực tế đây là số tài khoản của kẻ lừa đảo.
- Giả mạo nhân viên ngân hàng, kẻ lừa đảo gọi điện thông báo nạn nhân có giao dịch chuyển tiền bị treo và yêu cầu nạn nhân truy cập website giả mạo để tra soát giao dịch, xác nhận thông tin (bao gồm các thông tin bảo mật như tên đăng nhập e-banking, mật khẩu, OTP).
- Giả là nhân viên ngân hàng kẻ lừa đảo lấy lý do xác minh tài khoản, giao dịch của khách hàng bằng cách đọc tên khách hàng và 6 số đầu tiên của thẻ ghi nợ, để xác nhận là chủ thẻ, kẻ lừa đảo yêu cầu nạn nhân cung cấp thêm các thông tin bảo mật như số thẻ, 03 số mặt sau thẻ, mã OTP…để thực hiện các giao dịch thanh toán trực tuyến.
- Với thủ đoạn chào mời dịch vụ ứng tiền thẻ tín dụng với mức phí ưu đãi hoặc chuyển dư nợ thẻ sang trả góp và yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin cá nhân (hình chụp mặt trước và mặt sau thẻ, căn cước công dân, OTP). Từ thông tin thu thập thành công, kẻ lừa đảo tiến hành thực hiện các giao dịch thanh từ thẻ của nạn nhân.
- Bằng cách chuyển một số tiền vào tài khoản nạn nhân, kẻ lừa đảo sao đó giả danh nhân viên ngân hàng liên hệ thông báo việc chuyển nhầm và hướng dẫn hoàn trả bằng cách gửi đường link yêu cầu nạn nhân điền các thông tin cá nhân (bao gồm các thông tin bảo mật như tên đăng nhập Ngân hàng điện tử e-banking, mật khẩu, OTP).
Kinh nghiệm phòng ngừa
- Cẩn thận khi truy cập các đường link lạ được gửi từ tin nhắn/email và kiểm tra kỹ xem đó có có phải là trang web của ngân hàng mà bạn sử dụng không.
- Xác minh lại với tổng đài ngân hàng khi nhận được điện thoại/tin nhắn/email xưng là nhân viên ngân hàng để hỗ trợ và hướng dẫn thực hiện các giao dịch.
- Suy nghĩ kỹ trước khi cung cấp thông tin cá nhân như ảnh chụp hay số CCCD.
- Đăng ký email/số điện thoại với ngân hàng và cập nhật khi có thay đổi để luôn nhận cảnh báo sớm về các giao dịch.
- Khóa tính năng thanh toán trực tuyến của thẻ khi không sử dụng.
- Thay đổi định kỳ mã PIN, mật khẩu đăng nhập ngân hàng trực tuyến.
- Đăng xuất khỏi tài khoản ngân hàng trực tuyến khi giao dịch hoàn tất.
- Cập nhật hệ điều hành, trình duyệt, ứng dụng máy tính / ứng dụng ngân hàng trên thiết bị di động sử dụng giao dịch.
Chỉnh sửa lần cuối: