MrQuậy
Well-Known Member
-
24/09/2013
-
178
-
2.221 bài viết
Xử phạt hơn nửa tỷ đồng về vi phạm tần số
Trong năm 2015, Cục Tần số Vô tuyến điện (Bộ TT&TT) đã phạt tiền 83 đơn vị với tổng số tiền phạt lên tới 539 triệu đồng vì vi phạm trong việc sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện. Ngoài ra, 124 đơn vị khác cũng bị xử phạt cảnh cáo.
Bên cạnh vi phạm về tần số thì can nhiễu cũng là một trong những điểm nóng xử phạt của cơ quan này năm qua. Khá nhiều vụ việc can nhiễu sóng 3G di động đã được phản ánh tại địa bàn Hà Nội, TP.HCM và một số thành phố lớn.
Báo cáo tại Hội nghị Tổng kết 2015 và triển khai kế hoạch 2016 của Cục Tần số Vô tuyến điện sáng 18/12, ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục trưởng cho biết riêng trong năm 2015, Cục đã xử lý thành công 260 vụ can nhiễu. Trong đó có 14 vụ can nhiễu hàng không, 196 vụ can nhiễu thông tin di động, 11 vụ can nhiễu PTTH, 5 vụ can nhiễu mạng quốc phòng, an ninh, còn lại là các vụ can nhiễu mạng dùng riêng, mạng Viba. Hiện Cục đang tiếp tục xử lý 13 vụ, trong đó có 12 vụ can nhiễu thông tin di động.
Số vụ can nhiễu mạng thông tin di động trên 2 băng tần trên riêng tại Hà Nội đã lên tới 159 vụ, với 232 trạm gốc bị ảnh hưởng can nhiễu. Nguyên nhân là do các thiết bị trạm lặp thông tin di động được các cá nhân, tổ chức tự ý lắp đặt và các thiết bị vô tuyến (RFID, camera) không phù hợp quy hoạch phổ tần số Quốc gia.
"Cục đã phối hợp với các Sở xử lý 115 vụ can nhiễu. Trong đó riêng tại địa bàn Hà Nội là 87 vụ nhiễu, chủ yếu liên quan đến thiết bị Repeater gây can nhiễu cho mạng 3G 900MHz của các doanh nghiệp thông tin di động", ông Tuấn nói thêm.
"Số lượng vụ can nhiễu (260 vụ) tăng nhiều so với năm 2014 (105 vụ), tập trung chủ yếu là các vụ nhiễu thông tin di động (190 vụ chiếm 75% tổng số vụ nhiễu). Tuy nhiên, công tác xử lý nguồn can nhiễu gặp nhiều khó khăn hơn do số lượng nguồn nhiễu lớn, đối tượng sử dụng thiết bị phức tạp, làm tăng nguồn lực cho công tác xử lý nhiễu", vị đại diện Cục Tần số nêu vấn đề.
Một thông tin nữa cũng đáng chú ý là Cục đã tham mưu để Bộ TT&TT có ý kiến bổ sung vào Bộ Luật hình sự (sửa đổi) 2 tội danh mới trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện là sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh, cố ý gây nhiễu có hại, và đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 10.
Bên cạnh đó, quá trình xử lý can nhiễu phát hiện nhiều thiết bị phát sóng vô tuyến điện không phù hợp quy hoạch phổ tần số Quốc gia (thiết bị DECT6.0, RFID), không có chứng nhận hợp quy (thiết bị trạm lặp), gây ảnh hưởng can nhiễu đến các mạng thông tin di động. Do đó, Cục đề xuất Bộ TT&TT chỉ đạo các đơn vị có thẩm quyền thuộc Bộ, các Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với cơ quan Hải quan, Quản lý thị trường kiểm soát chất lượng thiết bị phát sóng vô tuyến điện nhập khẩu và lưu thông trên thị trường.
Bên cạnh vi phạm về tần số thì can nhiễu cũng là một trong những điểm nóng xử phạt của cơ quan này năm qua. Khá nhiều vụ việc can nhiễu sóng 3G di động đã được phản ánh tại địa bàn Hà Nội, TP.HCM và một số thành phố lớn.
Báo cáo tại Hội nghị Tổng kết 2015 và triển khai kế hoạch 2016 của Cục Tần số Vô tuyến điện sáng 18/12, ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục trưởng cho biết riêng trong năm 2015, Cục đã xử lý thành công 260 vụ can nhiễu. Trong đó có 14 vụ can nhiễu hàng không, 196 vụ can nhiễu thông tin di động, 11 vụ can nhiễu PTTH, 5 vụ can nhiễu mạng quốc phòng, an ninh, còn lại là các vụ can nhiễu mạng dùng riêng, mạng Viba. Hiện Cục đang tiếp tục xử lý 13 vụ, trong đó có 12 vụ can nhiễu thông tin di động.
Ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến tại Hội nghị Tổng kết 2015 và triển khai kế hoạch 2016 sáng 18/12.
Một số vụ can nhiễu điển hình đã được nêu ra tại Hội nghị như xử lý nhiễu có hại cho các mạng thông tin di động băng tần 900MHz, 2100MHz do việc sử dụng các thiết bị trạm lặp trái phép, thiết bị không dây chuẩn DECT 6.0 không đúng quy hoạch gây nhiễu.
Số vụ can nhiễu mạng thông tin di động trên 2 băng tần trên riêng tại Hà Nội đã lên tới 159 vụ, với 232 trạm gốc bị ảnh hưởng can nhiễu. Nguyên nhân là do các thiết bị trạm lặp thông tin di động được các cá nhân, tổ chức tự ý lắp đặt và các thiết bị vô tuyến (RFID, camera) không phù hợp quy hoạch phổ tần số Quốc gia.
"Cục đã phối hợp với các Sở xử lý 115 vụ can nhiễu. Trong đó riêng tại địa bàn Hà Nội là 87 vụ nhiễu, chủ yếu liên quan đến thiết bị Repeater gây can nhiễu cho mạng 3G 900MHz của các doanh nghiệp thông tin di động", ông Tuấn nói thêm.
"Số lượng vụ can nhiễu (260 vụ) tăng nhiều so với năm 2014 (105 vụ), tập trung chủ yếu là các vụ nhiễu thông tin di động (190 vụ chiếm 75% tổng số vụ nhiễu). Tuy nhiên, công tác xử lý nguồn can nhiễu gặp nhiều khó khăn hơn do số lượng nguồn nhiễu lớn, đối tượng sử dụng thiết bị phức tạp, làm tăng nguồn lực cho công tác xử lý nhiễu", vị đại diện Cục Tần số nêu vấn đề.
Một thông tin nữa cũng đáng chú ý là Cục đã tham mưu để Bộ TT&TT có ý kiến bổ sung vào Bộ Luật hình sự (sửa đổi) 2 tội danh mới trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện là sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh, cố ý gây nhiễu có hại, và đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 10.
Bên cạnh đó, quá trình xử lý can nhiễu phát hiện nhiều thiết bị phát sóng vô tuyến điện không phù hợp quy hoạch phổ tần số Quốc gia (thiết bị DECT6.0, RFID), không có chứng nhận hợp quy (thiết bị trạm lặp), gây ảnh hưởng can nhiễu đến các mạng thông tin di động. Do đó, Cục đề xuất Bộ TT&TT chỉ đạo các đơn vị có thẩm quyền thuộc Bộ, các Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với cơ quan Hải quan, Quản lý thị trường kiểm soát chất lượng thiết bị phát sóng vô tuyến điện nhập khẩu và lưu thông trên thị trường.
Theo Vietnamnet