Ginny Hà
VIP Members
-
04/06/2014
-
88
-
689 bài viết
[Update] Dữ liệu JPMorgan lộ lọt ảnh hưởng tới 76 triệu người dùng
Theo giới chức Mỹ, tin tặc đã đột nhập JPMorgan Chase và ít nhất 4 ngân hàng Mỹ trong tháng này, lấy đi hàng tỷ gigabyte dữ liệu khách hàng.
Theo Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI), động cơ và nguồn gốc các cuộc tấn công này vẫn đang được làm rõ. Các chuyên gia bảo mật cho rằng đây là một cuộc đột nhập được tổ chức rất tinh vi.
Cuộc tấn công nhằm vào cả thông tin nhân viên và khách hàng của nhà băng, Bloomberg trích lời một nguồn tin cho biết. Số dữ liệu bị đánh cắp lên tới hàng gibabyte.
Phần lớn các vụ trộm thông tin tài chính diễn ra ở các hãng bán lẻ hoặc máy tính cá nhân. Tấn công ngân hàng lớn là việc rất hiếm, do những tổ chức này có hệ thống tường lửa và an ninh rất phức tạp.
JPMorgan Chase là một trong các ngân hàng đã bị tấn công trong tháng này. Ảnh:Bloomberg
Theo các nhân viên điều tra, các hacker có vẻ đã đột nhập hệ thống của JP Morgan thông qua máy tính cá nhân của một nhân viên, người có thể đã sử dụng mạng riêng ảo (VPN) để truy cập hệ thống công ty từ nhà.
JPMorgan cho biết họ chưa phát hiện hành vi bất thường hay dấu hiệu lừa đảo nào cho đến nay. Hãng tiết lộ có hệ thống bảo mật đa lớp để phòng chống các việc này. "Những công ty ở quy mô như chúng tôi thường bị tấn công mạng gần như hàng ngày", người phát ngôn của hãng nói.
Giới chức Mỹ cũng đang rà soát dấu hiệu dữ liệu bị đánh cắp được dùng để rút tiền từ các tài khoản. Nhưng đến nay, họ vẫn chưa phát hiện hành vi đáng nghi nào.
Theo Bloomberg, việc này đã khiến giới phân tích ngờ vực đây là động thái tấn công vì chính trị. Hình thức và mục tiêu của cuộc tấn công - nhằm vào các tổ chức tài chính lớn tại Mỹ cũng khiến nhiều người cho rằng nhóm tội phạm này liên quan đến Nga hoặc Đông Âu. FBI đang điều tra liệu người đứng sau có phải các hacker Nga, nhằm trả đũa lệnh trừng phạt của phương Tây hay không.
Các cuộc đánh cắp dữ liệu từ công ty Mỹ trước đây thường đến từ hacker tại Trung Quốc hoặc Nga, theo Wall Street Journal. Tuy nhiên, chúng không có nghĩa những cuộc tấn công này có liên quan đến Chính phủ các nước trên. Cũng như ở Mỹ, các hacker này có thể hoạt động độc lập, trộm thông tin và bán lại cho các tổ chức khác.
Theo Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI), động cơ và nguồn gốc các cuộc tấn công này vẫn đang được làm rõ. Các chuyên gia bảo mật cho rằng đây là một cuộc đột nhập được tổ chức rất tinh vi.
Cuộc tấn công nhằm vào cả thông tin nhân viên và khách hàng của nhà băng, Bloomberg trích lời một nguồn tin cho biết. Số dữ liệu bị đánh cắp lên tới hàng gibabyte.
Phần lớn các vụ trộm thông tin tài chính diễn ra ở các hãng bán lẻ hoặc máy tính cá nhân. Tấn công ngân hàng lớn là việc rất hiếm, do những tổ chức này có hệ thống tường lửa và an ninh rất phức tạp.
JPMorgan Chase là một trong các ngân hàng đã bị tấn công trong tháng này. Ảnh:Bloomberg
JPMorgan cho biết họ chưa phát hiện hành vi bất thường hay dấu hiệu lừa đảo nào cho đến nay. Hãng tiết lộ có hệ thống bảo mật đa lớp để phòng chống các việc này. "Những công ty ở quy mô như chúng tôi thường bị tấn công mạng gần như hàng ngày", người phát ngôn của hãng nói.
Giới chức Mỹ cũng đang rà soát dấu hiệu dữ liệu bị đánh cắp được dùng để rút tiền từ các tài khoản. Nhưng đến nay, họ vẫn chưa phát hiện hành vi đáng nghi nào.
Theo Bloomberg, việc này đã khiến giới phân tích ngờ vực đây là động thái tấn công vì chính trị. Hình thức và mục tiêu của cuộc tấn công - nhằm vào các tổ chức tài chính lớn tại Mỹ cũng khiến nhiều người cho rằng nhóm tội phạm này liên quan đến Nga hoặc Đông Âu. FBI đang điều tra liệu người đứng sau có phải các hacker Nga, nhằm trả đũa lệnh trừng phạt của phương Tây hay không.
Các cuộc đánh cắp dữ liệu từ công ty Mỹ trước đây thường đến từ hacker tại Trung Quốc hoặc Nga, theo Wall Street Journal. Tuy nhiên, chúng không có nghĩa những cuộc tấn công này có liên quan đến Chính phủ các nước trên. Cũng như ở Mỹ, các hacker này có thể hoạt động độc lập, trộm thông tin và bán lại cho các tổ chức khác.
Nguồn: VnExpress
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: