MrQuậy
Well-Known Member
-
24/09/2013
-
178
-
2.221 bài viết
Trung Quốc đòi các hãng công nghệ cung cấp mã bảo mật
Trung Quốc đã chính thức thông qua một đạo luật mới chống khủng bố gây tranh cãi vào hôm Chủ Nhật (27/12), trong đó yêu cầu các công ty công nghệ phải cung cấp mã bảo mật hay nói cách khác là chìa khoá để xem thông tin người dùng cho Chính phủ nước này.
Theo chính sách này, các công ty công nghệ cần phải cung cấp bộ giải mã riêng cho Chính phủ Trung Quốc.Reuters cho hay, đây là cách để Chính phủ có thể kiểm soát toàn bộ thông tin và dữ liệu cá nhân của người dùng trên các dịch vụ do các công ty công nghệ cung cấp, như Apple, Samsung hay Google.
Nhưng đạo luật mới không yêu cầu các công ty công nghệ phải cài "backdoor" (cổng hậu) bảo mật giống như cách phương Tây đang làm với các hãng công nghệ trong việc hợp tác chống khủng bố.
Backdoor nhằm ám chỉ một loại lỗ hổng, nằm sẵn hoặc được cài đặt thêm bên trong sản phẩm nhằm cho phép kẻ tấn công (hacker) có thể kết nối từ xa tới máy nạn nhân. Từ đó, kẻ tấn công sẽ có khả năng truy cập tới những thứ mà chúng mong muốn. Việc xác định những phần mềm đang sử dụng liệu có được an toàn hay không vốn đã rất khó khăn nhưng để tìm và phát hiện ra các backdoor còn khó hơn gấp nhiều lần.
Các quan chức Trung Quốc cho biết, quốc gia đông dân nhất thế giới đang phải đối mặt với một mối đe dọa ngày càng tăng từ các chiến binh ly khai, đặc biệt ở khu vực phía Tây Tân Cương, nơi thường xảy ra các vụ bạo lực, khủng bố trong nhiều năm qua. Do đó, đạo luật mới ban hành được cho sẽ giải quyết phần nào tình trạng trên.
Tuy nhiên, đạo luật này của Chính phủ Trung Quốc đã vấp phải mối quan ngại sâu sắc đến từ các nước phương Tây, không chỉ bởi vấn đề vi phạm quyền tự do ngôn luận hay bảo mật thông tin cá nhân mà còn liên quan đến những quy định không gian mạng. Tổng thống Mỹ, Barrack Obama thậm chí cũng đã bày tỏ mối quan ngại lớn đối với bộ luật mới của chính quyền Bắc Kinh.
Trước đó, một điều khoản trong dự thảo ban đầu yêu cầu các công ty cần duy trì máy chủ và dữ liệu người dùng trong lãnh thổ Trung Quốc đã bị xoá bỏ vào phút chót. Thế nhưng theo thông tin đã đưa, các công ty công nghệ vẫn sẽ phải cung cấp thông tin mã hóa nhạy cảm của người dùng nếu các cơ quan thực thi pháp luật Trung Quốc yêu cầu.
Phó chủ nhiệm bộ phận Luật hình sự của Quốc hội, thuộc Ủy ban các vấn đề lập pháp Quốc hội, ông Li Shouwei cho biết: "Quy tắc mới phù hợp với yêu cầu chống khủng bố và về cơ bản giống với những gì các nước lớn khác trên thế giới đã làm".
Shouwei cũng cho biết thêm, bộ luật mới sẽ không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các công ty công nghệ và họ không cần phải lo sợ vấn đề cài đặt "backdoor" hoặc mất quyền sở hữu trí tuệ.
Vấn đề cài đặt "backdoor" đã bắt đầu xuất hiện và tạo nên mối quan tâm lớn tại Trung Quốc. Trong khi đó, vấn đề này đã được các nước phương Tây đề cập đến từ khá lâu.
Xét về lợi ích, backdoor sẽ là một công cụ tuyệt vời để Chính phủ các nước chống lại khủng bố thông qua việc kiểm soát các liên lạc ẩn danh của những trùm khủng bố. Tuy vậy, các công ty công nghệ luôn "một mực" không chấp nhận lời đề nghị của các Chính phủ do ưu tiên bảo mật thông tin người dùng được đặt lên hàng đầu, như cam kết của họ khi cung cấp dịch vụ.
Bộ luật an ninh quốc gia Trung Quốc được thông qua vào tháng Bảy yêu cầu tất cả các hệ thống cơ sở hạ tầng mạng và thông tin cần được kiểm soát và đảm bảo an toàn. Bộ luật cũng cho phép quân đội được tham gia vào các hoạt động chống khủng bố ở nước ngoài, mặc dù vậy theo ý kiến của các chuyên gia, bộ luật sẽ cần phải tính đến thêm những giải pháp ngoại giao.
Đặc biệt, ngoài yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân người dùng, bộ luật mới cũng sẽ hạn chế quyền đưa tin của các phương tiện truyền thông về các cuộc tấn công khủng bố. Trong đó có một điều khoản ghi rằng, các phương tiện truyền thông và mạng xã hội sẽ không được thông tin chi tiết về các hoạt động khủng bố, bởi chúng có thể tạo nên làn sóng "bắt chước" và truyền bá những tư tưởng "vô nhân đạo".
Nhưng đạo luật mới không yêu cầu các công ty công nghệ phải cài "backdoor" (cổng hậu) bảo mật giống như cách phương Tây đang làm với các hãng công nghệ trong việc hợp tác chống khủng bố.
Backdoor nhằm ám chỉ một loại lỗ hổng, nằm sẵn hoặc được cài đặt thêm bên trong sản phẩm nhằm cho phép kẻ tấn công (hacker) có thể kết nối từ xa tới máy nạn nhân. Từ đó, kẻ tấn công sẽ có khả năng truy cập tới những thứ mà chúng mong muốn. Việc xác định những phần mềm đang sử dụng liệu có được an toàn hay không vốn đã rất khó khăn nhưng để tìm và phát hiện ra các backdoor còn khó hơn gấp nhiều lần.
Các quan chức Trung Quốc cho biết, quốc gia đông dân nhất thế giới đang phải đối mặt với một mối đe dọa ngày càng tăng từ các chiến binh ly khai, đặc biệt ở khu vực phía Tây Tân Cương, nơi thường xảy ra các vụ bạo lực, khủng bố trong nhiều năm qua. Do đó, đạo luật mới ban hành được cho sẽ giải quyết phần nào tình trạng trên.
Tuy nhiên, đạo luật này của Chính phủ Trung Quốc đã vấp phải mối quan ngại sâu sắc đến từ các nước phương Tây, không chỉ bởi vấn đề vi phạm quyền tự do ngôn luận hay bảo mật thông tin cá nhân mà còn liên quan đến những quy định không gian mạng. Tổng thống Mỹ, Barrack Obama thậm chí cũng đã bày tỏ mối quan ngại lớn đối với bộ luật mới của chính quyền Bắc Kinh.
Phó chủ nhiệm bộ phận Luật hình sự của Quốc hội, thuộc Ủy ban các vấn đề lập pháp Quốc hội, ông Li Shouwei cho biết: "Quy tắc mới phù hợp với yêu cầu chống khủng bố và về cơ bản giống với những gì các nước lớn khác trên thế giới đã làm".
Shouwei cũng cho biết thêm, bộ luật mới sẽ không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các công ty công nghệ và họ không cần phải lo sợ vấn đề cài đặt "backdoor" hoặc mất quyền sở hữu trí tuệ.
Vấn đề cài đặt "backdoor" đã bắt đầu xuất hiện và tạo nên mối quan tâm lớn tại Trung Quốc. Trong khi đó, vấn đề này đã được các nước phương Tây đề cập đến từ khá lâu.
Xét về lợi ích, backdoor sẽ là một công cụ tuyệt vời để Chính phủ các nước chống lại khủng bố thông qua việc kiểm soát các liên lạc ẩn danh của những trùm khủng bố. Tuy vậy, các công ty công nghệ luôn "một mực" không chấp nhận lời đề nghị của các Chính phủ do ưu tiên bảo mật thông tin người dùng được đặt lên hàng đầu, như cam kết của họ khi cung cấp dịch vụ.
Đặc biệt, ngoài yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân người dùng, bộ luật mới cũng sẽ hạn chế quyền đưa tin của các phương tiện truyền thông về các cuộc tấn công khủng bố. Trong đó có một điều khoản ghi rằng, các phương tiện truyền thông và mạng xã hội sẽ không được thông tin chi tiết về các hoạt động khủng bố, bởi chúng có thể tạo nên làn sóng "bắt chước" và truyền bá những tư tưởng "vô nhân đạo".
Theo Vnreview