nǝıH
Active Member
-
23/03/2020
-
24
-
37 bài viết
Ngoài hacker mũ trắng, mũ đen hay mũ xám thì giới hacker còn những màu mũ nào nữa, công việc của họ là gì?
Hacker ban đầu là một thuật ngữ dùng để chỉ những người viết thuê và thử nghiệm phần mềm hay những người thích lập trình máy tính để phục vụ nhu cầu của mình. Nhưng dần dần, thuật ngữ này đã được dùng theo nghĩa nói về người đột nhập vào hệ thống, ăn cắp thông tin, phá hoại hệ thống. Trong những bộ phim của Hollywood hình ảnh hacker được miêu tả như ở trong phòng kín đội mũ trùm đầu ngồi trước màn hình gõ những dòng chữ màu xanh và đi xâm nhập vào những hệ thống tối tân rồi làm mọi thứ họ muốn. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều hình mẫu hacker khác mà trong phim chưa mô tả đến.
Ở bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu có bao nhiêu loại hacker. Ngoài hacker mũ trắng, mũ đen hay mũ xám thì giới hacker còn những màu mũ nào nữa, công việc của họ là gì?
1. Script Kiddie- Hacker nghiệp dư
Đây là thuật ngữ để chỉ những hacker nghiệp dư, không có các kiến thức về hacking. Những Script Kiddie không thể tự hack mà sẽ download các công cụ có sẵn hoặc những đoạn mã do người khác tạo ra để hack. Mục đích chính của họ là gây ấn tượng với bạn bè hoặc thu hút sự chú ý. Hiểu theo nghĩa đen, Script Kiddie là những “trẻ trâu”. Những cuộc tấn công phổ biến mà các hacker này thực hiện là DoS hoặc DDoS. Những thành phần này khá là nguy hiểm vì chưa ý thức được hành động do mình gây ra mà chỉ quan tâm đến việc phá hoại rồi mang đi khoe mẽ.
2. Green Hat- Hacker mũ xanh lá
Green Hat là những hacker nghiệp dư những họ khác với Script Kiddie ở chỗ họ quan tâm đến việc hack và không ngừng học hỏi để trở thành một hacker thực sự. Họ thường tham gia vào các group, diễn đàn về hacking nhằm mục đích học hỏi.
3. Blue Hat- Hacker mũ xanh
Đây chính là những Script Kiddie khi có ý định trả thù một người nào đó. Hacker mũ xanh sẽ tấn công lại những người đã thách thức hoặc chọc giận họ. Giống như Script Kiddied, hacker mũ xanh cũng không có nhu cầu tìm hiểu sâu về hacking.
4. White Hat- Hacker mũ trắng
White Hat hay hacker mũ trắng còn được gọi là hacker có đạo đức. Họ là những chuyên gia an ninh mạng, hỗ trợ chính phủ hoặc các công ty, tổ chức bằng cách thâm nhập vào hệ thống và tìm ra các vấn đề về bảo mật sau đó báo cho các tổ chức liên quan để tìm cách vá trước khi bị kẻ xấu lợi dụng các lỗ hổng này để xâm nhập trái phép vào các hệ thống đó.
Những hacker mũ trắng hầu hết đều có các chứng chỉ về an toàn thông tin, công nghệ thông tin, khoa học máy tính… Đặc biệt, họ sẽ được thưởng tiền nếu tìm ra các lỗ hổng (tùy thuộc và mức độ nguy hiểm của lỗ hổng đó).
5. Black Hat- Hacker mũ đen
Trái ngược với hacker mũ trắng là những hacker mũ đen hay còn được gọi là Crackers. Hacker mũ đen thường truy cập trái phép vào các hệ thống như website, mạng nội bộ, các thiết bị, ứng dụng… để có thể làm bất cứ điều gì khi đã xâm nhập thành công. Mục đích của họ thường ích kỷ và vì mục đích cá nhân. Họ tìm những ngân hàng, công ty có hệ thống bảo mật kém để lấy cắp tiền bạc, thông tin khách hàng, …
Những hacker mũ đen này cũng là người tạo ra các cách hack, tìm ra các lỗ hổng bảo mật để hack. Thuật ngữ Script Kiddie bị các Black Hat rất ghét, họ coi đó là một sự xúc phạm vì các Script Kiddie thường sử dụng chương trình vay mượn, có sẵn để tấn công, phá hoại nhằm mang lại danh tiếng cho mình.
6. Gray Hat- Hacker mũ xám
Như một người đứng giữa White hat và Black hat, Gray hat có thể là hacker mũ trắng nhưng cũng có thể là hacker mũ đen. Họ làm việc với cả mục đích tốt và xấu. Khi họ sử dụng khả năng của mình để giúp đỡ các công ty, tổ chức tìm các lỗ hổng và thông báo cho tổ chức đó thì họ có thể là những hacker mũ trắng những khi không vượt qua được các cám dỗ họ có thể sử dụng các lỗ hổng mình tìm ra để ăn cắp thông tin hoặc chỉ đơn giản là trả thù một ai đó và khi đấy họ sẽ lại là những hacker mũ đen.
7. Red Hat- Hacker mũ đỏ
Có thể gọi hacker mũ đỏ là những đôi dân phòng trong giới hacker. Cũng giống như hacker mũ trắng, họ tìm cách ngăn chặn các hacker mũ đen. Những có sự khác biệt rất lớn trong cách làm việc của họ, họ sẽ trở lên rất tàn nhẫn khi xử lý các hành động gây hại của hacker mũ đen. Hacker mũ đỏ sẽ tìm cách tấn công lại hệ thống của các hacker mũ đen. Họ còn dùng nhiều cách để đánh sập hệ thống máy tính của hacker mũ đen và thậm chí khiến những hacker mũ đen này phải mua máy mới. Đây thực sự là thần tượng của nhiều người ước mơ trở thành hacker.
8. State/Nation Sponsored Hackers- Hacker được nhà nước/quốc gia tài trợ
Đây là những hacker làm việc cho chính phủ nhằm mục đích chính trị của quốc gia đó. Họ sẽ thực hiện tấn công hoặc tìm cách cài các phần mềm gián điệp, theo dõi để thu thập các thông tin từ các quốc gia khác nhằm vào mục đích chính trị.
Nguồn: Sưu tầm
Ở bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu có bao nhiêu loại hacker. Ngoài hacker mũ trắng, mũ đen hay mũ xám thì giới hacker còn những màu mũ nào nữa, công việc của họ là gì?
1. Script Kiddie- Hacker nghiệp dư
Đây là thuật ngữ để chỉ những hacker nghiệp dư, không có các kiến thức về hacking. Những Script Kiddie không thể tự hack mà sẽ download các công cụ có sẵn hoặc những đoạn mã do người khác tạo ra để hack. Mục đích chính của họ là gây ấn tượng với bạn bè hoặc thu hút sự chú ý. Hiểu theo nghĩa đen, Script Kiddie là những “trẻ trâu”. Những cuộc tấn công phổ biến mà các hacker này thực hiện là DoS hoặc DDoS. Những thành phần này khá là nguy hiểm vì chưa ý thức được hành động do mình gây ra mà chỉ quan tâm đến việc phá hoại rồi mang đi khoe mẽ.
2. Green Hat- Hacker mũ xanh lá
Green Hat là những hacker nghiệp dư những họ khác với Script Kiddie ở chỗ họ quan tâm đến việc hack và không ngừng học hỏi để trở thành một hacker thực sự. Họ thường tham gia vào các group, diễn đàn về hacking nhằm mục đích học hỏi.
3. Blue Hat- Hacker mũ xanh
Đây chính là những Script Kiddie khi có ý định trả thù một người nào đó. Hacker mũ xanh sẽ tấn công lại những người đã thách thức hoặc chọc giận họ. Giống như Script Kiddied, hacker mũ xanh cũng không có nhu cầu tìm hiểu sâu về hacking.
4. White Hat- Hacker mũ trắng
White Hat hay hacker mũ trắng còn được gọi là hacker có đạo đức. Họ là những chuyên gia an ninh mạng, hỗ trợ chính phủ hoặc các công ty, tổ chức bằng cách thâm nhập vào hệ thống và tìm ra các vấn đề về bảo mật sau đó báo cho các tổ chức liên quan để tìm cách vá trước khi bị kẻ xấu lợi dụng các lỗ hổng này để xâm nhập trái phép vào các hệ thống đó.
Những hacker mũ trắng hầu hết đều có các chứng chỉ về an toàn thông tin, công nghệ thông tin, khoa học máy tính… Đặc biệt, họ sẽ được thưởng tiền nếu tìm ra các lỗ hổng (tùy thuộc và mức độ nguy hiểm của lỗ hổng đó).
5. Black Hat- Hacker mũ đen
Trái ngược với hacker mũ trắng là những hacker mũ đen hay còn được gọi là Crackers. Hacker mũ đen thường truy cập trái phép vào các hệ thống như website, mạng nội bộ, các thiết bị, ứng dụng… để có thể làm bất cứ điều gì khi đã xâm nhập thành công. Mục đích của họ thường ích kỷ và vì mục đích cá nhân. Họ tìm những ngân hàng, công ty có hệ thống bảo mật kém để lấy cắp tiền bạc, thông tin khách hàng, …
Những hacker mũ đen này cũng là người tạo ra các cách hack, tìm ra các lỗ hổng bảo mật để hack. Thuật ngữ Script Kiddie bị các Black Hat rất ghét, họ coi đó là một sự xúc phạm vì các Script Kiddie thường sử dụng chương trình vay mượn, có sẵn để tấn công, phá hoại nhằm mang lại danh tiếng cho mình.
6. Gray Hat- Hacker mũ xám
Như một người đứng giữa White hat và Black hat, Gray hat có thể là hacker mũ trắng nhưng cũng có thể là hacker mũ đen. Họ làm việc với cả mục đích tốt và xấu. Khi họ sử dụng khả năng của mình để giúp đỡ các công ty, tổ chức tìm các lỗ hổng và thông báo cho tổ chức đó thì họ có thể là những hacker mũ trắng những khi không vượt qua được các cám dỗ họ có thể sử dụng các lỗ hổng mình tìm ra để ăn cắp thông tin hoặc chỉ đơn giản là trả thù một ai đó và khi đấy họ sẽ lại là những hacker mũ đen.
7. Red Hat- Hacker mũ đỏ
Có thể gọi hacker mũ đỏ là những đôi dân phòng trong giới hacker. Cũng giống như hacker mũ trắng, họ tìm cách ngăn chặn các hacker mũ đen. Những có sự khác biệt rất lớn trong cách làm việc của họ, họ sẽ trở lên rất tàn nhẫn khi xử lý các hành động gây hại của hacker mũ đen. Hacker mũ đỏ sẽ tìm cách tấn công lại hệ thống của các hacker mũ đen. Họ còn dùng nhiều cách để đánh sập hệ thống máy tính của hacker mũ đen và thậm chí khiến những hacker mũ đen này phải mua máy mới. Đây thực sự là thần tượng của nhiều người ước mơ trở thành hacker.
8. State/Nation Sponsored Hackers- Hacker được nhà nước/quốc gia tài trợ
Đây là những hacker làm việc cho chính phủ nhằm mục đích chính trị của quốc gia đó. Họ sẽ thực hiện tấn công hoặc tìm cách cài các phần mềm gián điệp, theo dõi để thu thập các thông tin từ các quốc gia khác nhằm vào mục đích chính trị.
Nguồn: Sưu tầm