Microsoft Outlook bị hack tại Trung Quốc

MrQuậy

Well-Known Member
24/09/2013
178
2.221 bài viết
Microsoft Outlook bị hack tại Trung Quốc
Theo thông tin của một cơ quan giám sát kiểm duyệt trực tuyến, cuối tuần vừa rồi, tức là chỉ một tuần sau khi hệ thống Gmail của Google bị chặn tại Trung Quốc, những người sử dụng dịch vụ email Outlook của Microsoft tại quốc gia này laị vừa trở thành đối tượng của một cuộc tấn công.



054df0a662bbbbe6ba5d86fa13c7d856.png

Theo trang GreatFire.org, trong ngày thứ bảy (18/1) vừa qua, những người sử dụng dịch vụ email như Outlook, Thunderbird của Mozilla và các ứng dụng trên điện thoại với giao thức email SMTP và IMAP, được dùng để gửi và nhận tin nhắn đều là đối tượng của một cuộc tấn công có tên gọi “man-in-the-middle” (MITM).

MITM tấn công vào một kết nối trực tuyến để quản lý và đôi khi điều khiển sự liên lạc qua kênh này.
Các cuộc tấn công và chặn các dịch vụ internet nước ngoài đã trở nên ngày càng phổ biến tại Trung Quốc. Trung Quốc cũng là quốc gia vận hành một cơ chế bảo mật trực tuyến tinh vi nhất có tên gọi là Greate Firewall, nhằm loại bỏ bất cứ dấu hiệu hoặc hành vi nào gây ảnh hưởng đến sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Theo thông itn trên trang GreatFire.org, cơ quan quản lý không gian ảo chính thức của Trung Quốc có tên viết tắt là CAC dường như đứng đằng sau cuộc tấn công MITM vào Outlook.

Trang tin Reuters vẫn chưa thể liên hệ với CAC, do chưa biết thông tin liên lạc của cơ quan này, vì vậy vẫn chưa rõ phản hồi của phía này.

Tháng trước, dịch vụ email của Google cũng đã bị chặn tại Trung Quốc trước khi được nối lại hoạt động một cách không thường xuyên và gây ra ảnh hưởng nặng nề, khiến nhiều người Trung Quốc buộc phải chuyển sang sử dụng các hệ thống email trong nước.

Theo ICTNews​
 
Mời các bạn tham gia Group WhiteHat để thảo luận và cập nhật tin tức an ninh mạng hàng ngày.
Lưu ý từ WhiteHat: Kiến thức an ninh mạng để phòng chống, không làm điều xấu. Luật pháp liên quan
Re: Microsoft Outlook bị hack tại Trung Quốc

Trong 6 tháng đầu, trẻ chỉ cần bú mẹ là có thể đáp ứng đủ cho mọi nhu cầu của cơ thể. Nhưng khi bước qua tháng thứ 6, lượng dinh dưỡng dự trữ trong cơ thể trẻ bắt đầu sụt giảm và nhu cầu dinh dưỡng vì thế cũng tăng cao. Đây chính là thời điểm thích hợp để bổ sung thức ăn dặm cho trẻ.

1. Ăn dặm bắt đầu từ lúc nào?

an-dam-1-jpg.5964

Bé đủ 6 tháng là lúc thích hợp để bắt đầu cho ăn dặm.​​
Trước giai đoạn 6 tháng, do hệ tiêu hóa của trẻ không có đủ men amylase nên trẻ khó tiêu hóa thức ăn dạng bột dễ dẫn đến những vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, bụng chướng, tiêu chảy... Trong khi đó, sữa mẹ vẫn có đủ dinh dưỡng và đảm bảo cho trẻ một hệ miễn dịch khỏe mạnh đáp ứng mọi hoạt động trong ngày. Do đó, khi trẻ chưa đủ 6 tháng, mẹ chớ vội cho bé ăn dặm quá sớm làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa vốn khó hấp thu của trẻ.

Sau giai đoạn 6 tháng, sữa mẹ đã giảm dần về cả lượng và chất. Đồng thời, những dưỡng chất tích trữ trong cơ thể trẻ cũng dần giảm đi. Đến 9 tháng tuổi thì nguồn dữ trữ này mất dần. Tuy nhiên, cho đến lúc đó, trẻ cần được làm quen với thức ăn từ lúc 6 tháng tuổi là thích hợp nhất. Nếu để sang 7 tháng, trẻ sẽ có tâm lý sợ cái mới rất khó tập cho trẻ.

Tuy vậy, vẫn có những trường hợp ngoại lệ các bé muốn ăn sớm từ sau 4 tháng. Mẹ có thể thông qua một số biểu hiện để nhận biết nhu cầu bé. Nhưng dù bắt đầu từ thời điểm nào đi nữa thì ăn dặm vẫn nên hiểu là giai đoạn bé tập làm quen với thức ăn. Bởi thế, bạn nên bắt đầu từ dạng lỏng trước khi chuyển sang dạng sệt, đặc, lợn cợn trước khi bé có thể ăn từng miếng.

Ăn dặm là cả một quá trình gian nan, đòi hỏi mẹ phải thật kiên nhẫn cho đến khi bé thích nghi dần với thức ăn các dạng.

2. Những dấu hiệu cho biết bé muốn ăn dặm

an-dam-4-jpg.5970

Đã bú cạn cùng lúc hai bình sữa mà vẫn khóc và đòi thêm có thể là dấu hiệu bé đòi ăn.​​
+ Bé khó chịu hoặc khóc khi bình bú đã cạn và có dấu hiệu mút tay sau đó.

+ Bé đã bú cạn cùng lúc hai bình sữa mà vẫn khóc và đòi thêm.

+ Bé thức dậy đòi bú giữa đêm dù bình thường không có thói quen này.

+ Ban ngày bé ngủ không ngon, thường chập chờn thức giấc hoặc dậy sớm hơn.

+ Bé nhìn miệng khi bạn ăn, chảy nước miếng hoặc mút tay theo động tác nhai của bạn.

+ Bé đã có thể ngẩng đầu cứng và ngồi thẳng lưng.

+ Bé hào hứng với các thức ăn được dọn ra.

+ Bé bắt đầu có những hoạt động đưa lưỡi.

3. Tập cho bé ăn dặm như thế nào?

Có những nguyên tắc bạn nên tuân theo khi cho bé ăn dặm để giúp bé tăng cân khoa học:

Tăng lượng thức ăn từ ít đến nhiều

Với những bé mới tập ăn, trước tiên mẹ nên cho bé thử nếm trước từng chút một. Nếu bé chịu ăn có thể tăng dần từ 1 đến 2 thìa nhỏ. Chọn lúc bé đói hãy cho ăn. Sau ăn cho bú đến no để bé ngủ ngon giấc hơn.

Sau thời gian cho ăn với lượng một vài thìa, mẹ tăng dần lên đến khi bé ăn được chừng một bát nhỏ.

Sau khi bé đã làm quen với các thức ăn, tùy theo nhu cầu cơ thể mà bé có thể dung nạp một lượng thức ăn phù hợp. Vì thế, mẹ không cần phải bắt ép con ăn nhiều hơn lượng thức ăn cơ thể cần để khiến trẻ nảy sinh tâm lý sợ ăn dẫn đến biếng ăn.

Chuyển đổi từ thức ăn dạng loãng đến dạng đặc
​​
Ban đầu, để bé không bị sốc thức ăn, mẹ nên cho bé ăn bột ngọt trước. Có thể chọn những loại bột đóng gói sẵn của những thương hiệu uy tín. Ưu điểm của những loại bột này là không qua chế biến nên các chất dinh dưỡng trong thực phẩm được bảo toàn và rất tiện lợi.

Giai đoạn mới tập ăn, nên chọn loại bột đơn giản và có vị ngọt nhẹ gần với vị sữa. Vì đây chỉ là thời điểm bé tập ăn, do đó mẹ không cần cho ăn nhiều cả về lượng và chất.

Nếu không chọn bột, mẹ có thể cho ăn thay thế bằng các thức ăn khác như:

chuoi-jpg.5969

Chuối được bổ sung vào thức ăn của trẻ.​​
- Trái cây chín mềm bao gồm: chuối, đu đủ, xoài.

- Khoai tây hoặc khoai lang nấu chín, đem đánh nhuyễn và trộn chung một vài thìa sữa.

- Bí đỏ hoặc bí xanh nấu chín, tán mềm và pha chút sữa trộn đều.

Sau thời gian cho ăn loãng, mẹ chuyển cho bé sang giai đoạn ăn đặc. Thức ăn lúc này sẽ bớt lượng nước và tăng cường tinh bột nhiều hơn. Đồng thời, bổ sung thêm các thực phẩm như cá, thịt, trứng cùng với các loại rau củ để đa dạng bữa ăn sao cho đủ các nhóm dinh dưỡng bột, béo, đạm, rau và hoa quả.

Khi bé đã ăn được dạng đặc, mẹ tiếp tục chuyển sang dạng thức ăn có cợn để bé tập nhai.

Sau cùng là tập cho bé ăn từng miếng. Bé có thể bốc, cầm, nắm thức ăn như một cách để khám phá, mặt khác cũng để bé tập dần với việc tự xúc thức ăn cho đến lúc tự ăn một mình.

Làm quen dần với nhiều vị thức ăn

Chỉ nên thay đổi thức ăn khi bé đã quen vị vì việc thay đổi đột ngột có thể khiến bé bỏ ăn. Khi bé đã làm quen với một vị thức ăn khoảng 3 đến 5 ngày, mẹ hãy chuyển sang vị khác và tập dần cho đến khi bé nếm được nhiều mùi vị khác nhau.

Việc cho ăn một vị thức ăn trong vài ngày liên tiếp cũng giúp mẹ phát hiện ra trẻ dị ứng với thức ăn nào để tránh lặp lại, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

4. Tập cho trẻ ăn theo giai đoạn cụ thể

Từ 4 đến 6 tháng

Chỉ cho bé ăn khi nhận thấy bé có dấu hiệu đòi ăn đặc biệt. Ngoài trường hợp này ra, tốt nhất chỉ nên cho trẻ ăn từ lúc 6 tháng tuổi.

Ban đầu, mẹ cho ăn một ngày một bữa khoảng đôi ba thìa và cho bú ngay sau đó đến lúc bé no.

Đến khoảng 5 tháng rưỡi hoặc 6 tháng, mỗi ngày có thể cho ăn 2 bữa, mỗi bữa khoảng nửa bát nhỏ. Song song đó vẫn phải duy trì cho bú mẹ đều đặn.

Từ 6 đến 9 tháng:

be-tap-an-jpg.5968

Đến 9 tháng, bé có thể bắt đầu chuyển sang ăn đặc.​​
Đây là thời điểm tập ăn của phần lớn trẻ em, do đó cũng nên bắt đầu từ bột ngọt vị sữa để bé làm quen dần.

Nếu mới tập ăn, cho ăn một ngày một bữa từ một vài muỗng trong những ngày đầu. Sau đó cho ăn hai bữa một ngày, khoảng nửa bát nhỏ.

Đến 7 tháng, chuyển cho bé sang ăn bột mặn cùng với các thực phẩm đủ đạm, béo, rau. Tiếp tục duy trì bú mẹ và có thể cho bú đêm nếu bé đòi.

Đến 9 tháng, bé có thể bắt đầu chuyển sang ăn đặc. Hãy tập dần cho bé để giai đoạn sau nữa bé có thể chuyển sang nhai thức ăn.

Lưu ý: Trong giai đoạn này, lượng dinh dưỡng dự trữ của bé vẫn đủ để đáp ứng nhu cầu cơ thể nên không cần thiết ép bé ăn thật nhiều nếu bé không muốn.

Từ 9 đến 12 tháng

Lúc này, nhu cầu của bé tăng cao. Có thể tăng bữa ăn lên ba bữa một ngày và không quên tô màu bát cháo bằng những thực phẩm thịt, cá, trứng cùng các loại rau củ quả khác. Để tăng thêm vị và nguồn dinh dưỡng khác mẹ có thể bổ sung thêm các loại trái cây nghiền, thức ăn như phomai, bánh flan, đậu hũ non.

Khi đến 10 tháng, bé có thể bắt đầu nhai lợn cợn thức ăn. Vì thế, mẹ không cần nấu cháo quá nhuyễn mà có thể để nguyên hạt cháo và thức ăn băm nhỏ để bé tập nhai.

Khi sang 12 tháng tuổi, bé có thể ăn được thức ăn dạng miếng. Việc bé cầm nắm thức ăn cũng là một cách bé học hỏi và khám phá. Mẹ chớ ngại bẩn mà hãy để bé tập bốc, nắm và cầm muỗng tự xúc thức ăn cho vào miệng dù mọi thứ có vẻ bừa bộn một chút. Những kỹ năng này sẽ hình thành cho bé cách ăn uống tự lập hơn.

Nhìn chung lại, nhu cầu ăn uống của mỗi trẻ một khác. Bạn không nên nhìn trẻ khác để đánh giá sức ăn của con. Điều này vừa không đúng cho trẻ vừa có thể khiến bạn mệt mỏi hơn khi cứ phải chạy đua theo các bé khác trong khi con bạn chỉ cần một lượng dinh dưỡng như vậy là đủ.

5. Đảm bảo bữa ăn đủ dưỡng chất

dinh-duong-jpg.5967

Tháp dinh dưỡng đầy đủ.​​
Theo tháp dinh dưỡng, bạn có thể thấy rõ 4 nhóm thực phẩm chính: tinh bột (gạo, bún, bánh mì, bánh phở); chất béo (dầu động, thực vật và bơ); chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng), rau và trái cây.

Nếu đảm bảo đủ trong khẩu phần của trẻ có đủ 4 nhóm trên thì xem như bạn đã cho con ăn đủ chất. Chẳng hạn: nửa bát bột/ cháo, bạn cho thêm vào đó một thức ăn trong nhóm chất đạm, rau củ, và một vài giọt dầu ăn.

Mẹ không nên chỉ chắt nước cho bé mà phải cho ăn cả nước lẫn cái để đảm bảo đủ dinh dưỡng thiết yếu. Để tránh hóc thức ăn, mẹ có thể băm nhuyễn trộn chung cho đến khi bé tự nhai được.

Nếu có điều kiện, nên nấu riêng mỗi bữa chứ không nấu sẵn một nồi và đến lúc ăn lại hâm nóng để tránh thức ăn bị nhiễm khuẩn, mất vị khiến bé biếng ăn.

Hạn chế nêm nếm trong bát cháo của trẻ vì thận bé không thể đào thải được hết lượng muối trong thức ăn.

Nên bổ sung từ 50-100 ml nước trái cây hoặc trái cây tán nhuyễn vào giữa bữa để cung cấp thêm các khoáng tố cần thiết.

Những dụng cụ cần thiết để cho bé ăn dặm

• Vài chiếc muỗng (thìa) nhựa cứng cáp, nhỏ nhắn vừa miệng bé, có màu sắc bắt mắt
• Một cái chén (bát) nhựa rực rỡ, tốt nhất là đáy có thể bám dính để tránh bị đổ
• Vài cái yếm và khăn cotton nhỏ, mềm để lau miệng bé
• Một chiếc khay nhựa có nhiều ngăn để đựng các thức ăn khác nhau cho bé
• Một chiếc ghế ăn để tập cho bé thói quen ngồi yên trong bữa ăn
Huggies (Tổng hợp)​​
 
Mời các bạn tham gia Group WhiteHat để thảo luận và cập nhật tin tức an ninh mạng hàng ngày.
Lưu ý từ WhiteHat: Kiến thức an ninh mạng để phòng chống, không làm điều xấu. Luật pháp liên quan
Comment
Bên trên