Mã độc di động tăng 614%: Android là "sân sau" của mã độc

Kido_ih

W-------
29/06/2013
3
18 bài viết
Mã độc di động tăng 614%: Android là "sân sau" của mã độc
Theo báo cáo thường niên của Juniper Networks, đến cuối tháng 3/2013, số lượng ứng dụng di động chứa mã độc đã lên tới 276.259 ứng dụng, tăng trưởng 614%, gấp 4 lần so với mức tăng trưởng 155% của năm ngoái.
590722.jpg
Theo trang Cnet, con số nói trên được Juniper công bố sau khi nghiên cứu 1,85 triệu ứng dụng và lỗ hổng an ninh trên khắp các hệ điều hành di động lớn. Công ty này cho biết tội phạm mạng trên di động đang ngày càng tinh vi, tính toán và tham lam hơn.
Android trở thành sân nhà của mã độc, chiếm hơn 92% tổng số mã độc tìm thấy trên di động. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do phần lớn người dùng Android đều sử dụng các phiên bản cũ (mới chỉ có 4% người dùng Android update lên Jelly Bean 4.2.2), do đó không thể nhận được sự bảo vệ đến từ các bản vá của Google.
Tuy vậy, các hệ điều hành khác cũng không phải là hoàn toàn được bảo vệ. "Các tội phạm mạng đã gần như bỏ qua các sản phẩm của Apple để nhắm vào Android, song điều đó cũng không có nghĩa là iOS an toàn hơn Android".
Phần lớn các cuộc tấn công di động đến dưới dạng SMS Trojans: lừa đảo người dùng gửi tin nhắn tới các số điện thoại của tội phạm. 49% mã độc di động thuộc về SMS Trojan, 29% đến từ các cài đặt giả, trong khi 19% là các phần mềm đánh cắp thông tin (spyware).
Các ứng dụng bị tội phạm làm giả nhiều nhất là Google Play, Skype, Adobe Flash, và Angry Birds.
Nhằm tránh bị tấn công, người dùng nên tránh mua ứng dụng từ các chợ ứng dụng ngoài, nâng cấp hệ điều hành lên phiên bản mới nhất và không nên cho phép ứng dụng truy cập vào thông tin cá nhân trên máy.
Việt Dũng (http://vnreview.vn)

 
Mời các bạn tham gia Group WhiteHat để thảo luận và cập nhật tin tức an ninh mạng hàng ngày.
Lưu ý từ WhiteHat: Kiến thức an ninh mạng để phòng chống, không làm điều xấu. Luật pháp liên quan
Hiện nay người dùng trên Android đăng tăng nhanh và chiếm số lượng nhiều. Việc cài đặt ứng dụng trên Android cũng đơn giản và dễ hơn so với PC.
So với mã độc trên PC chủ yếu để đánh cắp thông tin và xây dựng hệ thống mạng Botnet thì trên Android, máy nào bị nhiễm cũng sẽ mang lại tiền một cách trực tiếp cho hacker.
 
Mời các bạn tham gia Group WhiteHat để thảo luận và cập nhật tin tức an ninh mạng hàng ngày.
Lưu ý từ WhiteHat: Kiến thức an ninh mạng để phòng chống, không làm điều xấu. Luật pháp liên quan
Comment
Bên trên