Như những gì mình đã học (Chương trình CompTIA Security+), thì có các phương pháp để chuyển giao các phần mềm độc hại là:
- Thông qua các phần mềm, thư điện tử, và media => Bạn không thể bị lây nhiễm qua con đường này, vì bạn không thực thi bất kỳ một chương trình hoặc tệp tin nào (mà bạn chạy trên máy ảo) trên máy thật.
-Active interception (là việc một máy tính đặt giữa máy thật và máy ảo để chụp và thay đổi thông tin) => Không thể xảy ra trong trường hợp này
- Leo thang đặc quyền (hay nói cách khác là việc khai thác lỗ hổng phần mềm) => Khả năng này là có thể xảy ra như bạn nói nếu nó là một sâu máy tính. Ngăn chặn bằng cách dùng firewall chặn tất cả các lưu lượng mạng tới từ địa chỉ IP trên máy ảo.
- Backdoor nếu sâu cài backdoor trên máy ảo thì máy thật cũng không bị ảnh hưởng gì vì backdoor chỉ được sử dụng để vượt qua cơ chế xác thực bình thường và cơ chế bảo mật tại máy mà nó được cài.
- Bootnets - Ví dụ, máy ảo của bạn bị dính sâu để thực hiện lây nhiễm bootnet thì máy thật của bạn cũng không bị ảnh hưởng vì máy thật của bạn không bị nhiễm sâu này.
- Logic bombs- (đây là đoạn mã được chèn vào các phần mềm, nó chỉ hoạt động khi đạt tới một vài tiêu chí nào đó. Nó ở giữa ranh giới của phần mềm độc hại và hệ thống phân phối phần mềm độc hại. Nó là phần mềm không mong muốn để kích hoạt virus, sâu, trojan vào một thời điểm cụ thể) => nếu máy ảo bị phân phối sâu bởi logic bomb thì máy thật của bạn cũng không thể bị lây nhiễm.