Ginny Hà
VIP Members
-
04/06/2014
-
88
-
689 bài viết
GitHub hoạt động trở lại sau khi bị tấn công DDoS
Hệ thống quản lý source code nổi tiếng GitHub đã hoạt động trở lại sau khi bị tấn công DDoS vào ngày thứ 3 (25/8).
Cuộc tấn công diễn ra trong khoảng 4 giờ, cản trở truy cập của người dùng đến website này. Tới thời điểm hiện tại, GitHub đã có thể truy cập bình thường. Hãng không đưa ra thông tin về đối tượng tình nghi đứng sau cuộc tấn công.
Đây không phải là lần đầu tiên GitHub trở thành mục tiêu nhắm tới của tin tặc. Trước đó, vào tháng 3/2015, GitHub ngừng hoạt động trong vài ngày do cuộc tấn công được cho là dựa trên hệ thống tường lửa có tên "Great Firewall" của chính quyền Trung Quốc.
Great Firewall là một hệ thống kiểm soát khép kín rất phức tạp nhờ vào các trang thiết bị phần cứng và các bộ lọc bằng phần mềm mà chính phủ Trung Quốc sử dụng để kiểm soát chặt chẽ các truy cập Internet trong nước. Hệ thống tường lửa này được dùng để chặn các trang như Facebook, Twitter cũng như một số các dịch vụ truyền thông khác "không thân thiện" với chính phủ Trung Quốc.
Trong vụ việc diễn ra vào tháng 3, người dùng bị chuyển hướng truy cập đến trang tìm kiếm lớn nhất Trung Quốc là Baidu.
GitHub đã và đang được sử dụng phổ biến bởi các nhà phát triển và các công ty lớn như Microsoft, Google nhằm chuyển kho lưu trữ nguồn mở của mình lên website.
Cuộc tấn công diễn ra trong khoảng 4 giờ, cản trở truy cập của người dùng đến website này. Tới thời điểm hiện tại, GitHub đã có thể truy cập bình thường. Hãng không đưa ra thông tin về đối tượng tình nghi đứng sau cuộc tấn công.
Đây không phải là lần đầu tiên GitHub trở thành mục tiêu nhắm tới của tin tặc. Trước đó, vào tháng 3/2015, GitHub ngừng hoạt động trong vài ngày do cuộc tấn công được cho là dựa trên hệ thống tường lửa có tên "Great Firewall" của chính quyền Trung Quốc.
Great Firewall là một hệ thống kiểm soát khép kín rất phức tạp nhờ vào các trang thiết bị phần cứng và các bộ lọc bằng phần mềm mà chính phủ Trung Quốc sử dụng để kiểm soát chặt chẽ các truy cập Internet trong nước. Hệ thống tường lửa này được dùng để chặn các trang như Facebook, Twitter cũng như một số các dịch vụ truyền thông khác "không thân thiện" với chính phủ Trung Quốc.
Trong vụ việc diễn ra vào tháng 3, người dùng bị chuyển hướng truy cập đến trang tìm kiếm lớn nhất Trung Quốc là Baidu.
GitHub đã và đang được sử dụng phổ biến bởi các nhà phát triển và các công ty lớn như Microsoft, Google nhằm chuyển kho lưu trữ nguồn mở của mình lên website.
Nguồn: ITnews
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: