WhiteHat News #ID:2018
WhiteHat Support
-
20/03/2017
-
129
-
443 bài viết
FBI cảnh báo FaceApp là phần mềm gián điệp, khuyến cáo gỡ bỏ
Mới đây, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã cảnh báo ứng dụng FaceApp là phần mềm gián điệp.
FaceApp được phát triển bởi một công ty có trụ sở ở St. Petersburg (Nga), ứng dụng được chính thức ra mắt vào năm 2017 và thu hút hơn 80 triệu người dùng.
Theo thống kê của Sensor Tower, chỉ tính riêng từ ngày 10/07/2019 đến nay FaceApp đã có hơn 13 triệu lượt tải về. Về cơ bản, ứng dụng sẽ sử dụng trí thông minh nhân tạo để xử lý hình ảnh, biến khuôn mặt của bạn từ già thành trẻ, trai thành gái và ngược lại.
Khi FaceApp bỗng nhiên nổi tiếng bất thường, chính quyền đã bắt đầu có những lo ngại liên quan đến quyền riêng tư. Theo trang CNN, thượng nghị sĩ Chuck Schumer (Mỹ) đã gửi một bức thư đến Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) để bày tỏ lo ngại về việc chính phủ Nga có khả năng truy cập dữ liệu của người dùng được tải lên.
Tương tự, Giám đốc Ủy ban Quốc gia Dân chủ (DNC) - Bob Lord và một số chuyên gia bảo mật khác cũng bày tỏ sự lo ngại về việc FaceApp có quyền truy cập vào thư viện hình ảnh trên thiết bị của người dùng.
Đứng trước nhiều luồng thông tin và những lo ngại của người dùng, người sáng lập FaceApp - Yaroslav Goncahrov cho biết dữ liệu người dùng không được chuyển đến Nga và hầu hết mọi thứ đều được xử lý trên đám mây.
“Chúng tôi chỉ tải lên bức ảnh do người dùng chọn để chỉnh sửa, công ty không bao giờ bán hoặc chia sẻ bất kỳ dữ liệu người dùng nào với các bên thứ ba” - Goncharov nói thêm.
Theo FBI, bất kỳ ứng dụng di động nào được phát triển ở Nga cũng đều tiềm ẩn nguy cơ gián điệp, đơn cử như FaceApp. Vì chính sách quyền riêng tư, điều khoản sử dụng và các cơ chế pháp lý có thể cho phép chính phủ Nga truy cập dữ liệu bất cứ lúc nào.
Trong một tuyên bố mới, Schumer kêu gọi tất cả người Mỹ cân nhắc xóa các ứng dụng như FaceApp khỏi điện thoại của họ.
Tương tự, ứng dụng TikTok (được phát triển bởi một công ty Trung Quốc) cũng đang chịu sự giám sát mạnh mẽ từ các nhà lập pháp.
Trước đó không lâu, ứng dụng hoán đổi khuôn mặt của Trung Quốc - Zao cũng bị nhiều người dùng phản ứng vì những chính sách không rõ ràng, vi phạm quyền riêng tư.
Cụ thể, trong phần điều khoản sử dụng, Zao cho biết ứng dụng có quyền sử dụng hình ảnh của người dùng vĩnh viễn, đồng thời chuyển nhượng hoặc cấp phép đối với tất cả nội dung do người dùng tạo ra.
Tuy nhiên, không lâu sau khi gặp phản ứng từ phía cộng đồng, công ty đã nhanh chóng cập nhật lại điều khoản, cho biết sẽ không sử dụng các video quảng cáo do người dùng tải lên cho các mục đích khác ngoài việc cải thiện ứng dụng. Nếu người dùng xóa nội dung họ đã tải lên, Zao cũng sẽ xóa nội dung đó khỏi máy chủ.
Mặc dù vậy, Zao vẫn phải nhận hàng loạt đánh giá tiêu cực trên App Store sau khi nhiều người dùng phàn nàn về vấn đề riêng tư. Trung tâm nghiên cứu thương mại điện tử Trung Quốc kêu gọi các nhà chức trách nước này xem xét các vấn đề liên quan đến Zao, vì ứng dụng đã vi phạm các điều luật và tiêu chuẩn nhất định.
Về cơ bản, những ứng dụng dạng này sẽ cho phép người dùng hóa thân thành các nhân vật chính trong phim, thay đổi khuôn mặt của diễn viên bằng chính khuôn mặt của mình.
Một người dùng cho biết: “Tôi thấy các điều khoản khá bất công nhưng đã quá muộn, ngày nay mọi người thường không bận tâm đến việc đọc chúng”.
FaceApp được phát triển bởi một công ty có trụ sở ở St. Petersburg (Nga), ứng dụng được chính thức ra mắt vào năm 2017 và thu hút hơn 80 triệu người dùng.
Theo thống kê của Sensor Tower, chỉ tính riêng từ ngày 10/07/2019 đến nay FaceApp đã có hơn 13 triệu lượt tải về. Về cơ bản, ứng dụng sẽ sử dụng trí thông minh nhân tạo để xử lý hình ảnh, biến khuôn mặt của bạn từ già thành trẻ, trai thành gái và ngược lại.
Khi FaceApp bỗng nhiên nổi tiếng bất thường, chính quyền đã bắt đầu có những lo ngại liên quan đến quyền riêng tư. Theo trang CNN, thượng nghị sĩ Chuck Schumer (Mỹ) đã gửi một bức thư đến Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) để bày tỏ lo ngại về việc chính phủ Nga có khả năng truy cập dữ liệu của người dùng được tải lên.
Tương tự, Giám đốc Ủy ban Quốc gia Dân chủ (DNC) - Bob Lord và một số chuyên gia bảo mật khác cũng bày tỏ sự lo ngại về việc FaceApp có quyền truy cập vào thư viện hình ảnh trên thiết bị của người dùng.
Đứng trước nhiều luồng thông tin và những lo ngại của người dùng, người sáng lập FaceApp - Yaroslav Goncahrov cho biết dữ liệu người dùng không được chuyển đến Nga và hầu hết mọi thứ đều được xử lý trên đám mây.
“Chúng tôi chỉ tải lên bức ảnh do người dùng chọn để chỉnh sửa, công ty không bao giờ bán hoặc chia sẻ bất kỳ dữ liệu người dùng nào với các bên thứ ba” - Goncharov nói thêm.
Theo FBI, bất kỳ ứng dụng di động nào được phát triển ở Nga cũng đều tiềm ẩn nguy cơ gián điệp, đơn cử như FaceApp. Vì chính sách quyền riêng tư, điều khoản sử dụng và các cơ chế pháp lý có thể cho phép chính phủ Nga truy cập dữ liệu bất cứ lúc nào.
Trong một tuyên bố mới, Schumer kêu gọi tất cả người Mỹ cân nhắc xóa các ứng dụng như FaceApp khỏi điện thoại của họ.
Tương tự, ứng dụng TikTok (được phát triển bởi một công ty Trung Quốc) cũng đang chịu sự giám sát mạnh mẽ từ các nhà lập pháp.
Trước đó không lâu, ứng dụng hoán đổi khuôn mặt của Trung Quốc - Zao cũng bị nhiều người dùng phản ứng vì những chính sách không rõ ràng, vi phạm quyền riêng tư.
Cụ thể, trong phần điều khoản sử dụng, Zao cho biết ứng dụng có quyền sử dụng hình ảnh của người dùng vĩnh viễn, đồng thời chuyển nhượng hoặc cấp phép đối với tất cả nội dung do người dùng tạo ra.
Tuy nhiên, không lâu sau khi gặp phản ứng từ phía cộng đồng, công ty đã nhanh chóng cập nhật lại điều khoản, cho biết sẽ không sử dụng các video quảng cáo do người dùng tải lên cho các mục đích khác ngoài việc cải thiện ứng dụng. Nếu người dùng xóa nội dung họ đã tải lên, Zao cũng sẽ xóa nội dung đó khỏi máy chủ.
Mặc dù vậy, Zao vẫn phải nhận hàng loạt đánh giá tiêu cực trên App Store sau khi nhiều người dùng phàn nàn về vấn đề riêng tư. Trung tâm nghiên cứu thương mại điện tử Trung Quốc kêu gọi các nhà chức trách nước này xem xét các vấn đề liên quan đến Zao, vì ứng dụng đã vi phạm các điều luật và tiêu chuẩn nhất định.
Về cơ bản, những ứng dụng dạng này sẽ cho phép người dùng hóa thân thành các nhân vật chính trong phim, thay đổi khuôn mặt của diễn viên bằng chính khuôn mặt của mình.
Một người dùng cho biết: “Tôi thấy các điều khoản khá bất công nhưng đã quá muộn, ngày nay mọi người thường không bận tâm đến việc đọc chúng”.
Theo Kỷ Nguyên Số