DiepNV88
VIP Members
-
24/09/2013
-
369
-
1.552 bài viết
Facebook liệu có bị tẩy chay toàn cầu
Mới đây báo chí và VTV có đưa thông tin việc Facebook cấm nội toàn bộ tin tức trên nền tảng của họ ở Australia nên đối mặt với nguy cơ tẩy chay toàn cầu.
Vâng dòng trên là mình tóm tắt tin tức thời sự còn cụm từ Facebook bị tẩy chay mình cũng nhìn và nghe thấy tại nhiều thời điểm trong quá khứ nhưng mùa Covid thì tài sản của Mark Zuckerberg vẫn cứ tăng chóng mặt.
Nhắc tới vụ thời sự đưa tin vừa qua chúng ta biết được nước chủ nhà Australia chuẩn bị ra dự luật Media Bargaining yêu cầu các công ty công nghệ lớn trả tiền cho tin tức báo chí nên Facebook trả đũa bằng cách cấm toàn bộ tin tức trên nền tảng Facebook ở nước này.
Tin tức trên Facebook chúng ta thường thấy là những link chia sẻ các bài báo hoặc là một đoạn copy từ báo của các user, group, page chia sẻ lên cũng có thể các đoạn tin tức đã reaction chỉnh sửa theo ý của người chia sẻ, tất nhiên bản quyền tin tức trên thuộc về các nhà báo, tạp chí hay truyền hình.
Với những tin tức tốt thì xã hội sẽ hưởng nhiều lợi khi tốc độ phổ cập nhờ Facebook rất nhanh còn tin giả mạo thì cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới xã hội và tất nhiên Facebook cũng phải chịu trách nhiệm vì không phân biệt được tin giả tin thật mà loại trừ.
Chúng ta hàng ngày vẫn vào Facebook để chat, để xem ảnh người thân bạn bè cũng như chia sẻ status về tâm trạng hay các hình ảnh mới của gia đình .... và cái này chắc không phải tin tức của báo chí hay truyền hình rồi. Đó cũng là tác dụng lớn nhất của Facebook, tin tức là lựa chọn của một số người nếu họ follow các nhóm hay trang của các tạp chí ... hoặc cũng có thể do các cá nhân họ chia sẻ link bài báo giật gân nào đó lên wall của họ.
Facebook cấm tin tức trên nền tảng của họ tại Australia thì người dân bên đó sẽ không được thấy những bài tin tức được chia sẻ hoặc các đoạn video ngắn của các đài truyền hình, việc đó có thực sự cần thiết với người dùng Facebook. Chắc chắn vấn đề này sẽ ảnh hưởng tới tốc độ truyền tin tới người dân nhưng việc đó dẫn tới việc Facebook bị tẩy chay toàn cầu thì cũng hơi vô lý.
Chúng ta từng chứng kiến Youtube bị các nhãn hàng lớn tẩy chay do chứa nội dung xấu, đợt tẩy chay đó còn khủng khiếp hơn vấn đề Facebook đang gặp phải nhưng hiện tại họ vẫn phát triển với doanh thu khủng từ quảng cáo.
Facebook hay Google hoặc một số mạng xã hội khác như Tiktok, họ khác báo chí truyền thống khác với đài truyền hình là họ mang lại rất nhiều giá trị vật chất cho người sáng tạo nội dung. Nổi tiếng trên truyền hình chắc chỉ có diễn viên, MC, cầu thủ ... họ có thể kiếm được tiền qua các hợp đồng gameshow, dẫn chương trình ....vvv nhưng trên Youtube, Facebook chúng ta có hàng triệu nhà sản xuất nội dung mà nội dung của họ rất phong phú thậm chí đài truyền hình còn phát lại các chương trình của họ.
Và ở đâu nội dung hay phong phú hơn thì ở đó người dùng sẽ xem nhiều hơn và quảng cáo sẽ xuất hiện trên nền tảng đó nhiều hơn. Do vậy mạng xã hội hay các nền tảng số đang cạnh tranh với báo chí truyền thống và truyền hình về quảng cáo.
==> Nên việc Facebook bị tẩy chay sẽ xuất hiện đầu tiên trên báo chí hoặc truyền hình còn nếu người dùng muốn tẩy chay Facebook thì họ sẽ xóa tài khoản chuyển sang dùng một nền tảng mạng xã hội khác. Và tất nhiên họ sẽ không lên Facebook kêu gọi nhau tẩy chay bằng cách chia sẻ hay post thật nhiều status tẩy chay thậm chí các bài báo vẫn chia sẻ bài viết về vấn đề Facebook bị tẩy chay lên Facebook.
Vấn đề Facebook chặn tin tức trên nền tảng của họ ở Australia có lẽ một phần do các nhà lập pháp của nước này đang ra những chính sách vô lý đầu tiên trên thế giới vì họ chưa biết hay cố ý không biết Facebook đang cung cấp một nền tảng kiếm tiền cho các báo điện tử là Facebook Instant Articles.
Nội dung từ báo chí sẽ hiển thị trên Facebook và nhận tiền từ quảng cáo trên nền tảng này thay cho việc phải chia sẻ link để người dùng click vào và chuyển về trang báo điện tử sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Nếu Facebook làm không tốt trong việc kiểm duyệt nội dung, bảo mật người dùng cũng như lấy quá nhiều thông tin người dùng cho việc quảng cáo thì họ sẽ đối mặt với nguy cơ tẩy chay nhiều hơn là việc cấm tin tức từ một quốc gia như Australia để phản đối chính sách trả tiền cho báo chí khi hiển thị trên nền tảng của họ.
Vâng dòng trên là mình tóm tắt tin tức thời sự còn cụm từ Facebook bị tẩy chay mình cũng nhìn và nghe thấy tại nhiều thời điểm trong quá khứ nhưng mùa Covid thì tài sản của Mark Zuckerberg vẫn cứ tăng chóng mặt.
Nhắc tới vụ thời sự đưa tin vừa qua chúng ta biết được nước chủ nhà Australia chuẩn bị ra dự luật Media Bargaining yêu cầu các công ty công nghệ lớn trả tiền cho tin tức báo chí nên Facebook trả đũa bằng cách cấm toàn bộ tin tức trên nền tảng Facebook ở nước này.
Tin tức trên Facebook chúng ta thường thấy là những link chia sẻ các bài báo hoặc là một đoạn copy từ báo của các user, group, page chia sẻ lên cũng có thể các đoạn tin tức đã reaction chỉnh sửa theo ý của người chia sẻ, tất nhiên bản quyền tin tức trên thuộc về các nhà báo, tạp chí hay truyền hình.
Với những tin tức tốt thì xã hội sẽ hưởng nhiều lợi khi tốc độ phổ cập nhờ Facebook rất nhanh còn tin giả mạo thì cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới xã hội và tất nhiên Facebook cũng phải chịu trách nhiệm vì không phân biệt được tin giả tin thật mà loại trừ.
Chúng ta hàng ngày vẫn vào Facebook để chat, để xem ảnh người thân bạn bè cũng như chia sẻ status về tâm trạng hay các hình ảnh mới của gia đình .... và cái này chắc không phải tin tức của báo chí hay truyền hình rồi. Đó cũng là tác dụng lớn nhất của Facebook, tin tức là lựa chọn của một số người nếu họ follow các nhóm hay trang của các tạp chí ... hoặc cũng có thể do các cá nhân họ chia sẻ link bài báo giật gân nào đó lên wall của họ.
Facebook cấm tin tức trên nền tảng của họ tại Australia thì người dân bên đó sẽ không được thấy những bài tin tức được chia sẻ hoặc các đoạn video ngắn của các đài truyền hình, việc đó có thực sự cần thiết với người dùng Facebook. Chắc chắn vấn đề này sẽ ảnh hưởng tới tốc độ truyền tin tới người dân nhưng việc đó dẫn tới việc Facebook bị tẩy chay toàn cầu thì cũng hơi vô lý.
Chúng ta từng chứng kiến Youtube bị các nhãn hàng lớn tẩy chay do chứa nội dung xấu, đợt tẩy chay đó còn khủng khiếp hơn vấn đề Facebook đang gặp phải nhưng hiện tại họ vẫn phát triển với doanh thu khủng từ quảng cáo.
Facebook hay Google hoặc một số mạng xã hội khác như Tiktok, họ khác báo chí truyền thống khác với đài truyền hình là họ mang lại rất nhiều giá trị vật chất cho người sáng tạo nội dung. Nổi tiếng trên truyền hình chắc chỉ có diễn viên, MC, cầu thủ ... họ có thể kiếm được tiền qua các hợp đồng gameshow, dẫn chương trình ....vvv nhưng trên Youtube, Facebook chúng ta có hàng triệu nhà sản xuất nội dung mà nội dung của họ rất phong phú thậm chí đài truyền hình còn phát lại các chương trình của họ.
Và ở đâu nội dung hay phong phú hơn thì ở đó người dùng sẽ xem nhiều hơn và quảng cáo sẽ xuất hiện trên nền tảng đó nhiều hơn. Do vậy mạng xã hội hay các nền tảng số đang cạnh tranh với báo chí truyền thống và truyền hình về quảng cáo.
==> Nên việc Facebook bị tẩy chay sẽ xuất hiện đầu tiên trên báo chí hoặc truyền hình còn nếu người dùng muốn tẩy chay Facebook thì họ sẽ xóa tài khoản chuyển sang dùng một nền tảng mạng xã hội khác. Và tất nhiên họ sẽ không lên Facebook kêu gọi nhau tẩy chay bằng cách chia sẻ hay post thật nhiều status tẩy chay thậm chí các bài báo vẫn chia sẻ bài viết về vấn đề Facebook bị tẩy chay lên Facebook.
Vấn đề Facebook chặn tin tức trên nền tảng của họ ở Australia có lẽ một phần do các nhà lập pháp của nước này đang ra những chính sách vô lý đầu tiên trên thế giới vì họ chưa biết hay cố ý không biết Facebook đang cung cấp một nền tảng kiếm tiền cho các báo điện tử là Facebook Instant Articles.
Nội dung từ báo chí sẽ hiển thị trên Facebook và nhận tiền từ quảng cáo trên nền tảng này thay cho việc phải chia sẻ link để người dùng click vào và chuyển về trang báo điện tử sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Nếu Facebook làm không tốt trong việc kiểm duyệt nội dung, bảo mật người dùng cũng như lấy quá nhiều thông tin người dùng cho việc quảng cáo thì họ sẽ đối mặt với nguy cơ tẩy chay nhiều hơn là việc cấm tin tức từ một quốc gia như Australia để phản đối chính sách trả tiền cho báo chí khi hiển thị trên nền tảng của họ.
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: