Cò Lửa
VIP Members
-
29/06/2013
-
10
-
73 bài viết
Dùng Facebook loan tin nạp thẻ điện thoại tặng gấp 10 lần
Đây thực chất là trò câu tài khoản hoặc mã thẻ vào một số điện thoại khác, nhưng đang được phát tán khá nhanh trên mạng xã hội mới xuất hiện thời gian gần đây.
Những ngày gần đây, trên mạng xã hội Facebook bỗng xuất hiện thông tin về việc nạp thành công thẻ điện thoại mạng Viettel với giá trị tăng gấp 10 lần thực tế. Theo như giới thiệu trên các trang này, người viết là hacker đã "đột nhập và phá hỏng một số phần mềm của Viettel cho đến giờ vẫn chưa khắc phục được".
Để khẳng định thông tin của mình, những kẻ phát tán còn lấy tên của một số cơ quan truyền thông có tiếng ra "minh họa" và không quên dẫn chứng do sự cố này mà "việc gửi tin nhắn hay truy cập mạng gần đây rất chậm". Không những thế, một phần mềm hack giúp nhân giá trị thẻ nạp lên gấp nhiều lần cũng được "nhóm hacker này tạo ra".
Lấy lý do muốn chia sẻ "của trời cho" này, kẻ gian không ngại chia sẻ cặn kẽ quá trình thực hiện, từ bước lựa chọn mệnh giá thẻ cho đến việc cào lớp giấy bạc phủ để lấy mã rồi nhấn phím thực hiện lệnh mà những người này gọi là "hack vào server" của nhà mạng quân đội. Cú pháp lệnh là *103*84xxxxxxxxx*mã thẻ#OK và thuê bao phải có tối thiểu 1.000 đồng trong tài khoản. Tiếp theo là nhấn nút gọi và đợi từ 3 - 6 giây rồi bấm phím cúp máy để nhận tài khoản có giá trị gấp nhiều lần thẻ nạp.
Người dùng dễ dàng đọc hoặc truy cập vào những trang Facebook có nội dung loan tin tặng giá trị thẻ nạp giả. Ảnh: Anh Quân
Trao đổi với VnExpress, đại diện mạng Viettel đây là chiêu trò mới của kẻ gian để câu thẻ nạp. Nhà mạng khẳng định không có chuyện hệ thống bị tấn công hay tăng gấp nhiều lần giá trị thẻ nạp như một số thông tin trên mạng. "Cú pháp mà đối tượng nhắc tới (*103*) là một dịch vụ cho phép khách hàng tặng hoặc nạp thẻ hộ cho thuê bao khác", Viettel cho biết.
Trong đó, dãy số nằm giữa đầu lệnh và mã thẻ chính là số điện thoại được nhận tài khoản. "Kẻ gian thay vì viết đầu số bắt đầu bằng 01xx hoặc 09x đã thay bằng 84 để đánh lừa một số người cả tin, mất cảnh giác". Chi phí cho mỗi lần thực hiện là 1.000 đồng, vừa đúng với số tiền tối thiểu mà kẻ gian yêu cầu phải có trong tài khoản khi nạp lệnh.
Thực tế, cứ mỗi chia sẻ về nội dung nạp thẻ như trên được đăng thì các "hacker" lại cung cấp một... mã server khác nhau (mà thực tế là số điện thoại). Điều này cho thấy nhiều người đã sao chép nội dung rồi thay đổi số điện thoại để vụ lợi cá nhân.
Một trang Facebook dùng hình ảnh của mạng Viettel để lừa nạp tiền với cú pháp "của hacker tạo ra" nhưng thực chất là lệnh nạp thẻ tặng thuê bao khác (là số điện thoại phía sau cú pháp *103*).
Đây là hình thức lừa mới xuất hiện, nhưng đa phần người dùng vẫn cảnh giác và lên tiếng vạch mặt chiêu trò của kẻ gian, dù vẫn còn một số ít người bị lợi dụng. Số tiền họ nạp sẽ chạy thẳng vào tài khoản của thuê bao lừa đảo.
Ngoài ra, một số thành viên mạng xã hội cũng nhận được lời mời tham gia một trang Facebook khác có nội dung nạp thẻ ngay trong ngày để hưởng ưu đãi 100%. Trang này cho biết cơ hội chỉ diễn ra trong một ngày duy nhất. Người nào muốn được tặng gấp đôi thẻ nạp chỉ cần vào địa chỉ web cho sẵn, nhập thông tin thẻ và số điện thoại cần nạp tiền rồi nhấn nút trên hệ thống, áp dụng cho cả 3 mạng lớn là Viettel - Vinaphone - Mobifone.
Phía Mobifone khẳng định hệ thống của nhà mạng có tính bảo mật và an toàn cao, các đối tượng không thể hack vào được. Về các chương trình khuyến mại, đại diện Mobifone nhấn mạnh: "Doanh nghiệp vẫn thực hiện theo đúng quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, không có chuyện để khuyến mại thẻ 100% hay gấp 10 lần".
Về việc xử lý các thuê bao lừa đảo, các nhà mạng đều cho biết sẽ chặn một chiều những số có dấu hiệu nghi vấn, đồng thời phối hợp với cơ quan pháp luật để có biện pháp răn đe. "Chúng tôi cũng khuyến cáo khách hàng không thực hiện theo các hướng dẫn từ nguồn không chính thống để tránh bị lừa", Viettel nhấn mạnh.
Theo VnExpress
Những ngày gần đây, trên mạng xã hội Facebook bỗng xuất hiện thông tin về việc nạp thành công thẻ điện thoại mạng Viettel với giá trị tăng gấp 10 lần thực tế. Theo như giới thiệu trên các trang này, người viết là hacker đã "đột nhập và phá hỏng một số phần mềm của Viettel cho đến giờ vẫn chưa khắc phục được".
Để khẳng định thông tin của mình, những kẻ phát tán còn lấy tên của một số cơ quan truyền thông có tiếng ra "minh họa" và không quên dẫn chứng do sự cố này mà "việc gửi tin nhắn hay truy cập mạng gần đây rất chậm". Không những thế, một phần mềm hack giúp nhân giá trị thẻ nạp lên gấp nhiều lần cũng được "nhóm hacker này tạo ra".
Lấy lý do muốn chia sẻ "của trời cho" này, kẻ gian không ngại chia sẻ cặn kẽ quá trình thực hiện, từ bước lựa chọn mệnh giá thẻ cho đến việc cào lớp giấy bạc phủ để lấy mã rồi nhấn phím thực hiện lệnh mà những người này gọi là "hack vào server" của nhà mạng quân đội. Cú pháp lệnh là *103*84xxxxxxxxx*mã thẻ#OK và thuê bao phải có tối thiểu 1.000 đồng trong tài khoản. Tiếp theo là nhấn nút gọi và đợi từ 3 - 6 giây rồi bấm phím cúp máy để nhận tài khoản có giá trị gấp nhiều lần thẻ nạp.
Người dùng dễ dàng đọc hoặc truy cập vào những trang Facebook có nội dung loan tin tặng giá trị thẻ nạp giả. Ảnh: Anh Quân
Trao đổi với VnExpress, đại diện mạng Viettel đây là chiêu trò mới của kẻ gian để câu thẻ nạp. Nhà mạng khẳng định không có chuyện hệ thống bị tấn công hay tăng gấp nhiều lần giá trị thẻ nạp như một số thông tin trên mạng. "Cú pháp mà đối tượng nhắc tới (*103*) là một dịch vụ cho phép khách hàng tặng hoặc nạp thẻ hộ cho thuê bao khác", Viettel cho biết.
Trong đó, dãy số nằm giữa đầu lệnh và mã thẻ chính là số điện thoại được nhận tài khoản. "Kẻ gian thay vì viết đầu số bắt đầu bằng 01xx hoặc 09x đã thay bằng 84 để đánh lừa một số người cả tin, mất cảnh giác". Chi phí cho mỗi lần thực hiện là 1.000 đồng, vừa đúng với số tiền tối thiểu mà kẻ gian yêu cầu phải có trong tài khoản khi nạp lệnh.
Thực tế, cứ mỗi chia sẻ về nội dung nạp thẻ như trên được đăng thì các "hacker" lại cung cấp một... mã server khác nhau (mà thực tế là số điện thoại). Điều này cho thấy nhiều người đã sao chép nội dung rồi thay đổi số điện thoại để vụ lợi cá nhân.
Một trang Facebook dùng hình ảnh của mạng Viettel để lừa nạp tiền với cú pháp "của hacker tạo ra" nhưng thực chất là lệnh nạp thẻ tặng thuê bao khác (là số điện thoại phía sau cú pháp *103*).
Đây là hình thức lừa mới xuất hiện, nhưng đa phần người dùng vẫn cảnh giác và lên tiếng vạch mặt chiêu trò của kẻ gian, dù vẫn còn một số ít người bị lợi dụng. Số tiền họ nạp sẽ chạy thẳng vào tài khoản của thuê bao lừa đảo.
Ngoài ra, một số thành viên mạng xã hội cũng nhận được lời mời tham gia một trang Facebook khác có nội dung nạp thẻ ngay trong ngày để hưởng ưu đãi 100%. Trang này cho biết cơ hội chỉ diễn ra trong một ngày duy nhất. Người nào muốn được tặng gấp đôi thẻ nạp chỉ cần vào địa chỉ web cho sẵn, nhập thông tin thẻ và số điện thoại cần nạp tiền rồi nhấn nút trên hệ thống, áp dụng cho cả 3 mạng lớn là Viettel - Vinaphone - Mobifone.
Phía Mobifone khẳng định hệ thống của nhà mạng có tính bảo mật và an toàn cao, các đối tượng không thể hack vào được. Về các chương trình khuyến mại, đại diện Mobifone nhấn mạnh: "Doanh nghiệp vẫn thực hiện theo đúng quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, không có chuyện để khuyến mại thẻ 100% hay gấp 10 lần".
Về việc xử lý các thuê bao lừa đảo, các nhà mạng đều cho biết sẽ chặn một chiều những số có dấu hiệu nghi vấn, đồng thời phối hợp với cơ quan pháp luật để có biện pháp răn đe. "Chúng tôi cũng khuyến cáo khách hàng không thực hiện theo các hướng dẫn từ nguồn không chính thống để tránh bị lừa", Viettel nhấn mạnh.
Thông tư số 11/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định mức giảm giá tối đa khi khuyến mại đối với giá bán sim có chứa số thuê bao di động, giá bán máy điện thoại di động đã được gắn sẵn số thuê bao và giá bán thẻ nạp không được vượt quá 50% giá bán hàng hóa chuyên dùng đó ngay trước thời gian khuyến mại.
Theo VnExpress
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: