MrQuậy
Well-Known Member
-
24/09/2013
-
178
-
2.221 bài viết
Đến lượt Apple phải luỵ FBI để biết làm sao hack được iPhone
Apple đã từ chối hỗ trợ FBI truy cập dữ liệu trong chiếc iPhone của kẻ sát hại 14 người trong vụ xả súng năm ngoái. Giờ Apple lại là người cần FBI hỗ trợ.
Trả lời phóng viên báo Mỹ LA Times, ông Justin Olsson – nhà tư vấn sản phẩm của hãng bảo mật AVG Technologies cho rằng "bằng cách này hay cách khác, Apple cần phải tìm ra chi tiết vụ việc này. Chính phủ cần có trách nhiệm tiết lộ riêng với Apple về lỗ hổng để họ có thể tăng cường bảo mật trên các thiết bị của mình".
Còn theo hãng tin Reuters trích dẫn một nguồn tin thân cận với các bên trong cuộc thì nếu Bộ Tư pháp Mỹ đề nghị toà án New York buộc Apple mở khoá iPhone thì Apple cũng có thể hối thúc chính phủ tiết lộ làm thế nào họ thâm nhập được chiếc điện thoại iPhone 5c của sát thủ.
Các công tố viên không nói liệu kỹ thuật mở chiếc điện thoại iPhone 5c nói trên có áp dụng được với tất cả các iPhone bị tịch thu khác không, trong đó có chiếc iPhone của trùm ma tuý ở Brooklyn. Nếu FBI tiếp tục đòi Apple mở khoá chiếc iPhone trong vụ Brooklyn thì Apple có thể theo đuổi biện pháp pháp lý tấn công ngược lại FBI, buộc FBI phải tiết lộ kỹ thuật gì đã đánh lừa được chiếc iPhone 5c, nguồn tin tiết lộ với Reuters.
Trong thông cáo của mình, Apple nêu rõ "chúng tôi không biết" giải pháp kỹ thuật của FBI sử dụng để mở khoá chiếc iPhone.
Một số hãng tin Mỹ trích dẫn các nguồn tin giấu tên đã xác định hãng công nghệ cảnh sát Cellebrite của Israel là bên thứ ba giúp FBI, nhưng cả công ty này và FBI đều không xác nhận thông tin này.
Báo LA Times trích dẫn một nguồn tin cho biết FBI đã được cung cấp khả năng đoán sai mật khẩu hơn 10 lần mà không xoá dữ liệu của chiếc điện thoại vĩnh viễn. Nó cho phép FBI sử dụng phần mềm để thử các khả năng mật mã cho đến khi họ tìm được mật khẩu chính xác. Hiện vẫn chưa rõ thông tin nào được thu lượm từ chiếc điện thoại này (nếu có).
LA Times đưa tin, các luật của Apple đang tìm các thủ thuật pháp lý để buộc chính phủ Mỹ chuyển giao thông tin chi tiết việc mở khoá iPhone 5c.
Tuy nhiên, FBI có thể biện luận rằng thông tin quan trọng nhất là một phần trong thoả thuận không thể tiết lộ, chỉ có trong tay của bên thứ ba đã hỗ trợ FBI, hoặc không thể được công bố cho đến khi cuộc điều tra kết thúc.
Rất nhiều chuyên gia đồng tình rằng chính phủ không có bổn phận phải cung cấp thông tin cho Apple. Nhưng các nhà chức trách, như các nhà nghiên cứu bảo mật chuyên nghiệp, cũng lưu ý rằng trong một thế giới mà máy tính, smartphone là cực kỳ quan trọng trong giao dịch và truyền thông không nên để tồn tại bất kỳ lỗ hổng an ninh nào.
Mối lo ngại của Apple do đó có thể hiểu được. Không công ty công nghệ nào muốn có một khoảng trống bảo mật lớn trong sản phẩm của mình – mà hầu hết phải mất nhiều tháng cảnh báo để vá trước khi được các nhà nghiên cứu công khai.
Đó là lý do tại sao Apple cho rằng FBI tiết lộ thông tin về kỹ thuật hack iPhone là một bổn phận mang tính đạo đức. Còn FBI có chịu thông tin cho Apple hay không? Xem ra cuộc tranh cãi giữa FBI và Apple chưa thể kết thúc sớm được, nhưng lần này Apple sẽ gặp khó khăn hơn: Làm thế nào biết được FBI hack được iPhone để trấn an hàng trăm triệu khách hàng.
Theo Vnreview
CEO Apple, ông Tim Cook sẽ phải tìm cách biết được làm sao FBI hack được iPhone để trấn an khách hàng của mình.
Hôm thứ Hai tuần này, Bộ Tư pháp Mỹ tuyên bố họ đã mở khoá được chiếc iPhone 5c của sát thủ vụ xả súng ở San Bernardino tháng 12 năm ngoái. Có thông tin cho biết một công ty Israel đã được FBI trả 15.000 USD để thực hiện việc này. Tất nhiên, đó chỉ là thông tin không chính thống. Trong khi đó, FBI thể hiện rõ quan điểm họ không quan tâm đến việc kể cho Apple biết rằng họ đã đánh lừa được các tính năng bảo mật của chiếc điện thoại như thế nào? Điều này khiến Apple đoán có thể có một lỗ hổng gây nguy hiểm cho hàng triệu thiết bị.
Trả lời phóng viên báo Mỹ LA Times, ông Justin Olsson – nhà tư vấn sản phẩm của hãng bảo mật AVG Technologies cho rằng "bằng cách này hay cách khác, Apple cần phải tìm ra chi tiết vụ việc này. Chính phủ cần có trách nhiệm tiết lộ riêng với Apple về lỗ hổng để họ có thể tăng cường bảo mật trên các thiết bị của mình".
Còn theo hãng tin Reuters trích dẫn một nguồn tin thân cận với các bên trong cuộc thì nếu Bộ Tư pháp Mỹ đề nghị toà án New York buộc Apple mở khoá iPhone thì Apple cũng có thể hối thúc chính phủ tiết lộ làm thế nào họ thâm nhập được chiếc điện thoại iPhone 5c của sát thủ.
Các công tố viên không nói liệu kỹ thuật mở chiếc điện thoại iPhone 5c nói trên có áp dụng được với tất cả các iPhone bị tịch thu khác không, trong đó có chiếc iPhone của trùm ma tuý ở Brooklyn. Nếu FBI tiếp tục đòi Apple mở khoá chiếc iPhone trong vụ Brooklyn thì Apple có thể theo đuổi biện pháp pháp lý tấn công ngược lại FBI, buộc FBI phải tiết lộ kỹ thuật gì đã đánh lừa được chiếc iPhone 5c, nguồn tin tiết lộ với Reuters.
Trong thông cáo của mình, Apple nêu rõ "chúng tôi không biết" giải pháp kỹ thuật của FBI sử dụng để mở khoá chiếc iPhone.
Một số hãng tin Mỹ trích dẫn các nguồn tin giấu tên đã xác định hãng công nghệ cảnh sát Cellebrite của Israel là bên thứ ba giúp FBI, nhưng cả công ty này và FBI đều không xác nhận thông tin này.
Báo LA Times trích dẫn một nguồn tin cho biết FBI đã được cung cấp khả năng đoán sai mật khẩu hơn 10 lần mà không xoá dữ liệu của chiếc điện thoại vĩnh viễn. Nó cho phép FBI sử dụng phần mềm để thử các khả năng mật mã cho đến khi họ tìm được mật khẩu chính xác. Hiện vẫn chưa rõ thông tin nào được thu lượm từ chiếc điện thoại này (nếu có).
LA Times đưa tin, các luật của Apple đang tìm các thủ thuật pháp lý để buộc chính phủ Mỹ chuyển giao thông tin chi tiết việc mở khoá iPhone 5c.
Tuy nhiên, FBI có thể biện luận rằng thông tin quan trọng nhất là một phần trong thoả thuận không thể tiết lộ, chỉ có trong tay của bên thứ ba đã hỗ trợ FBI, hoặc không thể được công bố cho đến khi cuộc điều tra kết thúc.
Rất nhiều chuyên gia đồng tình rằng chính phủ không có bổn phận phải cung cấp thông tin cho Apple. Nhưng các nhà chức trách, như các nhà nghiên cứu bảo mật chuyên nghiệp, cũng lưu ý rằng trong một thế giới mà máy tính, smartphone là cực kỳ quan trọng trong giao dịch và truyền thông không nên để tồn tại bất kỳ lỗ hổng an ninh nào.
Mối lo ngại của Apple do đó có thể hiểu được. Không công ty công nghệ nào muốn có một khoảng trống bảo mật lớn trong sản phẩm của mình – mà hầu hết phải mất nhiều tháng cảnh báo để vá trước khi được các nhà nghiên cứu công khai.
Đó là lý do tại sao Apple cho rằng FBI tiết lộ thông tin về kỹ thuật hack iPhone là một bổn phận mang tính đạo đức. Còn FBI có chịu thông tin cho Apple hay không? Xem ra cuộc tranh cãi giữa FBI và Apple chưa thể kết thúc sớm được, nhưng lần này Apple sẽ gặp khó khăn hơn: Làm thế nào biết được FBI hack được iPhone để trấn an hàng trăm triệu khách hàng.
Theo Vnreview