Dantri đang chịu tấn công DDos với quy mô lớn chưa từng có
ICTnews- Chiều 8/7, báo điện tử Dantri đã đưa ra thông báo về việc trang báo này đã bị tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) với quy mô lớn chưa từng có tại Việt Nam trong suốt một tuần vừa qua.
Thông báo của Dân Trí khẳng định, việc gặp lỗi khi truy cập báo điện tử Dân Trí tại địa chỉ dantri.com.vn (đối với máy tính) và m.dantri.com.vn (đối với thiết bị di động) đã diễn ra trong một tuần qua với tần suất gặp lỗi khác nhau đối với các thời điểm, khu vực, loại thiết bị hay trình duyệt mà người dùng truy cập. Đợt tấn công này chủ yếu nhằm vào các website có hệ thống máy chủ đặt tại Trung tâm Điện toán - Truyền số liệu KV 2 (VDC2) và ảnh hưởng đến nhiều báo điện tử lớn như Dân Trí, Vietnamnet, Tuổi Trẻ…
Trong thời gian bị tấn công, báo điện tử Dân Trí cùng Công ty CP Truyền thông Việt Nam (là đơn vị chịu trách nhiệm vận hành hệ thống kỹ thuật của báo) vẫn luôn cố gắng hết sức và phối hợp với các đơn vị có liên quan để duy trì hoạt động của báo, phục vụ bạn đọc. "Tuy nhiên, việc xảy ra lỗi trong thời gian này là khó tránh khỏi và mong bạn đọc thông cảm, thử truy cập lại sau khi gặp lỗi 5-10 phút", thông báo của Dân Trí khẳng định.
Mặc dù vậy, trả lời trên truyền thông, ông Nguyễn Hồng Hải, Phó Giám đốc VDC cho biết, về kỹ thuật, các website báo chí nói trên được đặt trên hệ thống máy chủ của VDC cùng với các website của doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, hiện chưa thấy dấu hiệu tấn công vào website của các doanh nghiệp, mà chỉ có một số website của báo mạng bị ảnh hưởng. Theo ông Hải, thông thường các website phát hiện ra sớm, có thể phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ để ngăn chặn bằng cách mở băng thông, ứng cứu… sẽ giảm bớt tác hại.
Cùng quan điểm, một chuyên gia trong lĩnh vực an ninh mạng khẳng định, nếu đợt tấn công nhắm vào các website có hệ thống máy chủ tại VDC 2 thì các website đặt trên đó đều sẽ phải bị ảnh hưởng. Do đó, không loại trừ khả năng, đợt tấn công này có chủ đích nhắm đến các báo điện tử ở Việt Nam thay vì tấn công đồng loạt các website có máy chủ tại VDC 2. "Đó là chưa kể đến, các báo điện tử lớn đều có lượng truy cập đông đảo nên thường họ sẽ đặt máy chủ phân tán tại các địa điểm và các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau. Chính vì thế, việc một cụm máy chủ tại VDC 2 bị tấn công mà khiến việc truy cập các báo khó khăn như vậy là điều ít có khả năng xảy ra", vị chuyên gia này nhấn mạnh.
Trước đó, đầu năm 2011, báo điện tử Vietnamnet đã liên tục chịu những đợt tấn công với cường độ lớn chưa từng có (1,5 triệu kết nối tại cùng một thời điểm). Sau đó, tháng 9/2011, Vietnamnet đã tiếp tục chịu những đợt tấn công DDoS mới và Bộ TT&TT đã phải thành lập một ban hỗ trợ ứng cứu báo điện tử Vietnamnet với sự tham gia của các đơn vị liên quan để việc ứng cứu được hiệu quả, kịp thời hơn.
Thông báo của Dân Trí khẳng định, việc gặp lỗi khi truy cập báo điện tử Dân Trí tại địa chỉ dantri.com.vn (đối với máy tính) và m.dantri.com.vn (đối với thiết bị di động) đã diễn ra trong một tuần qua với tần suất gặp lỗi khác nhau đối với các thời điểm, khu vực, loại thiết bị hay trình duyệt mà người dùng truy cập. Đợt tấn công này chủ yếu nhằm vào các website có hệ thống máy chủ đặt tại Trung tâm Điện toán - Truyền số liệu KV 2 (VDC2) và ảnh hưởng đến nhiều báo điện tử lớn như Dân Trí, Vietnamnet, Tuổi Trẻ…
Trong thời gian bị tấn công, báo điện tử Dân Trí cùng Công ty CP Truyền thông Việt Nam (là đơn vị chịu trách nhiệm vận hành hệ thống kỹ thuật của báo) vẫn luôn cố gắng hết sức và phối hợp với các đơn vị có liên quan để duy trì hoạt động của báo, phục vụ bạn đọc. "Tuy nhiên, việc xảy ra lỗi trong thời gian này là khó tránh khỏi và mong bạn đọc thông cảm, thử truy cập lại sau khi gặp lỗi 5-10 phút", thông báo của Dân Trí khẳng định.
Mặc dù vậy, trả lời trên truyền thông, ông Nguyễn Hồng Hải, Phó Giám đốc VDC cho biết, về kỹ thuật, các website báo chí nói trên được đặt trên hệ thống máy chủ của VDC cùng với các website của doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, hiện chưa thấy dấu hiệu tấn công vào website của các doanh nghiệp, mà chỉ có một số website của báo mạng bị ảnh hưởng. Theo ông Hải, thông thường các website phát hiện ra sớm, có thể phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ để ngăn chặn bằng cách mở băng thông, ứng cứu… sẽ giảm bớt tác hại.
Cùng quan điểm, một chuyên gia trong lĩnh vực an ninh mạng khẳng định, nếu đợt tấn công nhắm vào các website có hệ thống máy chủ tại VDC 2 thì các website đặt trên đó đều sẽ phải bị ảnh hưởng. Do đó, không loại trừ khả năng, đợt tấn công này có chủ đích nhắm đến các báo điện tử ở Việt Nam thay vì tấn công đồng loạt các website có máy chủ tại VDC 2. "Đó là chưa kể đến, các báo điện tử lớn đều có lượng truy cập đông đảo nên thường họ sẽ đặt máy chủ phân tán tại các địa điểm và các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau. Chính vì thế, việc một cụm máy chủ tại VDC 2 bị tấn công mà khiến việc truy cập các báo khó khăn như vậy là điều ít có khả năng xảy ra", vị chuyên gia này nhấn mạnh.
Trước đó, đầu năm 2011, báo điện tử Vietnamnet đã liên tục chịu những đợt tấn công với cường độ lớn chưa từng có (1,5 triệu kết nối tại cùng một thời điểm). Sau đó, tháng 9/2011, Vietnamnet đã tiếp tục chịu những đợt tấn công DDoS mới và Bộ TT&TT đã phải thành lập một ban hỗ trợ ứng cứu báo điện tử Vietnamnet với sự tham gia của các đơn vị liên quan để việc ứng cứu được hiệu quả, kịp thời hơn.
TP