-
09/04/2020
-
93
-
600 bài viết
Cẩn trọng khi sống ảo trên ứng dụng 'Thay thế gương mặt' FacePlay
Sau ứng dụng Reface, FaceApp, Voilà AI Artist… FacePlay tiếp tục là cái tên "gây sốt" mạng xã hội Việt Nam những ngày gần đây. Tuy nhiên, nếu không cảnh giác, người dùng có thể bị mất tiền oan và lộ thông tin cá nhân khi dùng ứng dụng "ghép mặt" hot-trend này.
FacePlay dựa trên công nghệ deepfake, ghép gương mặt người dùng vào những đoạn video sẵn có do ứng dụng cấp, đa dạng từ video cổ trang Trung Quốc đến những đoạn video nổi tiếng của các thần tượng giải trí tương tự như hiệu ứng trên TikTok.
Điểm yêu thích của app này là màn "ghép mặt" không hề giả trân. Bạn chỉ cần chọn bất kì tạo hình nhân vật nào mình yêu thích, ứng dụng sẽ cho ra đoạn video mặt bạn ứng với vóc dáng của những nhân vật đó.
Theo thống kê của WhiteHat vào tháng 7 năm 2021, hiện có hơn 40.000 lượt tải về trên toàn thế giới, tương đương với doanh thu của hãng nhờ ứng dụng này là 40.000 USD.
Tuy nhiên, để làm “đẹp” bao giờ cũng có cái giá của nó.
Không đồng nhất về đơn vị phát triển
Theo một số báo chí đưa tin, FacePlay là sản phẩm của hãng phần mềm Big Head Brothers có trụ sở tại thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc. Ứng dụng này ban đầu có cả phiên bản dành cho Android lẫn iOS, nhưng hiện phiên bản trên CH Play đã bị gỡ bỏ, chỉ còn phiên bản trên iOS.
Tiếp đó, khi kiểm tra trên website của Big Head Brothers thì không thấy sản phẩm nào liên quan đến FacePlay. Thay vào đó phần thông tin “nhà phát triển” là Innovational Technologies Limited lại xuất hiện trong mục giới thiệu của ứng dụng trên iOS. Có khi nào nhà phát triển ứng dụng này phải đi đường vòng để lách luật trên App Store?
Hiện tại, WhiteHat vẫn chưa tìm hiểu được nhiều thông tin về Innovational Technologies Limited.
Chính sách riêng tư, điều khoản sử dụng “khó hiểu”
Mặc dù FacePlay có phần điều khoản sử dụng và chính sách bảo mật, nhưng không phải người dùng nào cũng bỏ thời gian ra để đọc vì dòng chữ phía dưới quá bé và mờ ảo. Họ sẽ nóng lòng truy cập ngay để “giải trí” càng sớm càng tốt khi bị các hiệu ứng bắt mắt hay tiêu chí “không nhãn dán, không quảng cáo” thu hút phía trên.
Đặc biệt, chính sách bảo mật của FacePlay lại liệt kê ra các thông tin người dùng bị thu thập dường như “không cần thiết” đối với một ứng dụng làm đẹp và giải trí đơn giản.
Mức phí sử dụng dễ đánh lừa người dùng
Hiện FacePlay có mức giá 139.000 đồng/tuần, 1.059.000 đồng/ năm sử dụng. Tuy nhiên, điều đáng nói là khi hiển thị mức giá, FacePlay có vẻ cố tình rút ngắn đi 2 số "0" trong mức giá tiền, làm cho nhiều người lầm tưởng rằng ứng dụng chỉ có giá 1.390 đồng/tuần hoặc 10.590 đồng/năm, bằng 1% so với mức giá thực tế mà họ phải trả, khiến nhiều người sẵn sàng chi tiền để mua ứng dụng, mà không hay biết họ sẽ trả số tiền cao hơn gấp 100 lần mức giá đã hiển thị.
Tuy vậy vẫn có người bấm bụng mua để có 1 “siêu phẩm” sống ảo khoe bạn bè, cụ thể là chịu chi 139.000 đồng/tuần. Sau khi hết hạn, nếu người dùng không gỡ bỏ ứng dụng ra khỏi thiết bị, FacePlay sẽ đăng ký mua tiếp phiên bản dùng trong 1 năm.
Chưa dừng lại ở đó, ứng dụng còn có tính năng tự động gia hạn đăng ký phiên bản đặc biệt (premium). Chẳng hạn, nếu người dùng đăng ký sử dụng phiên bản này trong vòng một tuần, thì sau khi hết hạn, FacePlay sẽ tự động gia hạn thêm một tuần sử dụng nữa mà không cần hỏi ý kiến của người dùng.
Đến ngày 14/08, nhiều người dùng cũng “ngỡ ngàng, ngơ ngác và bật ngửa” khi vào FacePlay lại thấy ứng dụng này cập nhật một mức giá mới, khác với mức giá trước đó. Điều này khiến Ad tự hỏi, một ứng dụng giải trí được quyền hoạt động trên App Store lại có những màn “biến hóa” khó lường như vậy sao?
Quyền truy cập ứng dụng “không cần thiết”
Ngoài vấn đề mất phí, một vấn đề khiến nhiều người lo ngại khác đó là FacePlay yêu cầu các quyền truy cập không cần thiết trên smartphone của người dùng. Ngoài camera để phục vụ cho việc nhận diện và xử lý gương mặt, FacePlay còn yêu cầu cả quyền xác định vị trí, danh tính người dùng (email, số điện thoại …). Đây là những yêu cầu không cần thiết đối với một ứng dụng chỉ dùng để “sống ảo” và khiến người dùng đối diện với nguy cơ bị lộ lọt thông tin cá nhân.
Khi mà tình hình dịch Covid diễn biến căng thẳng khiến cả xã hội giãn cách và cảm thấy nhàm chán vì ở nhà suốt 1-2 tháng nay thì FacePlay xuất hiện không khác nào một trò tiêu khiển giải trí mới lạ. Không ngạc nhiên khi người dùng bất chấp rủi ro bảo mật để đốt tiền cho ứng dụng, đổi lại là thành phẩm sống ảo đăng khoe lên mạng xã hội. Liệu có phải đợi đến khi có trường hợp “tiền mất tật mang”, chúng ta mới tỉnh ngộ?
Hãy luôn lưu ý, đọc kỹ “hướng dẫn trừ tiền” trước khi dùng mọi người nhé. Chúc mọi người an toàn trong mùa dịch!
FacePlay dựa trên công nghệ deepfake, ghép gương mặt người dùng vào những đoạn video sẵn có do ứng dụng cấp, đa dạng từ video cổ trang Trung Quốc đến những đoạn video nổi tiếng của các thần tượng giải trí tương tự như hiệu ứng trên TikTok.
Điểm yêu thích của app này là màn "ghép mặt" không hề giả trân. Bạn chỉ cần chọn bất kì tạo hình nhân vật nào mình yêu thích, ứng dụng sẽ cho ra đoạn video mặt bạn ứng với vóc dáng của những nhân vật đó.
Theo thống kê của WhiteHat vào tháng 7 năm 2021, hiện có hơn 40.000 lượt tải về trên toàn thế giới, tương đương với doanh thu của hãng nhờ ứng dụng này là 40.000 USD.
Tuy nhiên, để làm “đẹp” bao giờ cũng có cái giá của nó.
Không đồng nhất về đơn vị phát triển
Theo một số báo chí đưa tin, FacePlay là sản phẩm của hãng phần mềm Big Head Brothers có trụ sở tại thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc. Ứng dụng này ban đầu có cả phiên bản dành cho Android lẫn iOS, nhưng hiện phiên bản trên CH Play đã bị gỡ bỏ, chỉ còn phiên bản trên iOS.
Tiếp đó, khi kiểm tra trên website của Big Head Brothers thì không thấy sản phẩm nào liên quan đến FacePlay. Thay vào đó phần thông tin “nhà phát triển” là Innovational Technologies Limited lại xuất hiện trong mục giới thiệu của ứng dụng trên iOS. Có khi nào nhà phát triển ứng dụng này phải đi đường vòng để lách luật trên App Store?
Hiện tại, WhiteHat vẫn chưa tìm hiểu được nhiều thông tin về Innovational Technologies Limited.
Chính sách riêng tư, điều khoản sử dụng “khó hiểu”
Mặc dù FacePlay có phần điều khoản sử dụng và chính sách bảo mật, nhưng không phải người dùng nào cũng bỏ thời gian ra để đọc vì dòng chữ phía dưới quá bé và mờ ảo. Họ sẽ nóng lòng truy cập ngay để “giải trí” càng sớm càng tốt khi bị các hiệu ứng bắt mắt hay tiêu chí “không nhãn dán, không quảng cáo” thu hút phía trên.
Đặc biệt, chính sách bảo mật của FacePlay lại liệt kê ra các thông tin người dùng bị thu thập dường như “không cần thiết” đối với một ứng dụng làm đẹp và giải trí đơn giản.
Mức phí sử dụng dễ đánh lừa người dùng
Hiện FacePlay có mức giá 139.000 đồng/tuần, 1.059.000 đồng/ năm sử dụng. Tuy nhiên, điều đáng nói là khi hiển thị mức giá, FacePlay có vẻ cố tình rút ngắn đi 2 số "0" trong mức giá tiền, làm cho nhiều người lầm tưởng rằng ứng dụng chỉ có giá 1.390 đồng/tuần hoặc 10.590 đồng/năm, bằng 1% so với mức giá thực tế mà họ phải trả, khiến nhiều người sẵn sàng chi tiền để mua ứng dụng, mà không hay biết họ sẽ trả số tiền cao hơn gấp 100 lần mức giá đã hiển thị.
Tuy vậy vẫn có người bấm bụng mua để có 1 “siêu phẩm” sống ảo khoe bạn bè, cụ thể là chịu chi 139.000 đồng/tuần. Sau khi hết hạn, nếu người dùng không gỡ bỏ ứng dụng ra khỏi thiết bị, FacePlay sẽ đăng ký mua tiếp phiên bản dùng trong 1 năm.
Chưa dừng lại ở đó, ứng dụng còn có tính năng tự động gia hạn đăng ký phiên bản đặc biệt (premium). Chẳng hạn, nếu người dùng đăng ký sử dụng phiên bản này trong vòng một tuần, thì sau khi hết hạn, FacePlay sẽ tự động gia hạn thêm một tuần sử dụng nữa mà không cần hỏi ý kiến của người dùng.
Đến ngày 14/08, nhiều người dùng cũng “ngỡ ngàng, ngơ ngác và bật ngửa” khi vào FacePlay lại thấy ứng dụng này cập nhật một mức giá mới, khác với mức giá trước đó. Điều này khiến Ad tự hỏi, một ứng dụng giải trí được quyền hoạt động trên App Store lại có những màn “biến hóa” khó lường như vậy sao?
Quyền truy cập ứng dụng “không cần thiết”
Ngoài vấn đề mất phí, một vấn đề khiến nhiều người lo ngại khác đó là FacePlay yêu cầu các quyền truy cập không cần thiết trên smartphone của người dùng. Ngoài camera để phục vụ cho việc nhận diện và xử lý gương mặt, FacePlay còn yêu cầu cả quyền xác định vị trí, danh tính người dùng (email, số điện thoại …). Đây là những yêu cầu không cần thiết đối với một ứng dụng chỉ dùng để “sống ảo” và khiến người dùng đối diện với nguy cơ bị lộ lọt thông tin cá nhân.
Khi mà tình hình dịch Covid diễn biến căng thẳng khiến cả xã hội giãn cách và cảm thấy nhàm chán vì ở nhà suốt 1-2 tháng nay thì FacePlay xuất hiện không khác nào một trò tiêu khiển giải trí mới lạ. Không ngạc nhiên khi người dùng bất chấp rủi ro bảo mật để đốt tiền cho ứng dụng, đổi lại là thành phẩm sống ảo đăng khoe lên mạng xã hội. Liệu có phải đợi đến khi có trường hợp “tiền mất tật mang”, chúng ta mới tỉnh ngộ?
Hãy luôn lưu ý, đọc kỹ “hướng dẫn trừ tiền” trước khi dùng mọi người nhé. Chúc mọi người an toàn trong mùa dịch!
WhiteHat.vn
Chỉnh sửa lần cuối: