WhiteHat News #ID:0911
VIP Members
-
30/07/2014
-
79
-
711 bài viết
Bùng nổ tấn công mạng
Trong thời đại thông tin hiện nay, cứ sau mỗi sự kiện hay biến cố quan trọng sẽ là các cuộc tấn công mạng lẫn nhau. Các hacker (tin tặc) không còn đơn thuần là các nhóm nhỏ lẻ mà đằng sau đó là cả một thế lực, thậm chí một quốc gia hay liên minh nhiều quốc gia phục vụ cho nhiều mục đích, kể cả chính trị và an ninh.
Tấn công mạng để trả đũa
Cuối năm 2014, thế giới xôn xao khi mạng nội bộ của Tập đoàn Sony bị tấn công sau khi tập đoàn này công bố chuẩn bị phát hành phim hài The Interview trong đó có nhiều chi tiết bị phía Triều Tiên cho là xúc phạm đến nhà lãnh đạo Kim Jong-un của họ. Theo thông tin trên tờ The Telegraph, Mỹ đã tấn công mạng do các tin tặc Triều Tiên điều hành trước cuộc tấn công mạng Sony vài năm. Vì vậy, ngay sau khi Sony bị tin tặc tấn công, Mỹ lập tức cáo buộc Bình Nhưỡng đứng đằng sau vụ này. Tuy nhiên, theo Telegraph, tình báo Mỹ chỉ biết rằng nước Mỹ rồi cũng bị trả đũa nhưng vẫn không thể biết trước thời điểm mà Sony bị tấn công.
Các cơ quan tình báo Mỹ đã đột nhập vào hệ thống mạng của Triều Tiên vào năm 2010 và họ đã lập ra một hệ thống cảnh báo sớm trên phần mềm gián điệp của mình. Tạp chí Đức Der Spiegel trích dẫn nguồn từ Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) thừa nhận rằng rằng Mỹ đã “tiếp cận” với các hệ thống thông tin của Triều Tiên trước khi xảy ra vụ Sony. Quân đội Mỹ cũng đã có thể xâm nhập các trang mạng của đồng minh Hàn Quốc và thấy rằng Seoul đã có nhiều thành công trong việc xâm nhập hệ thống mạng của miền Bắc. Mỹ dường như đã đánh cắp thành quả lao động của các điệp viên Hàn Quốc nhưng sau đó tăng cường các cuộc tấn công của chính mình nhằm vào mục tiêu là các trang web của Bình Nhưỡng. “Bạn không muốn dựa vào một diễn viên không đáng tin cậy để làm công việc cho bạn”, một quan chức NSA đã tiết lộ như vậy. Cụ thể, Mỹ đã tập trung vào Cục 121, đơn vị của Hàn Quốc chuyên xâm nhập mạng sau đó lần ra đường tấn công các mạng của Triều Tiên.
Trở lại vụ tin tặc tấn công hãng Sony, Triều Tiên công khai tuyên bố rằng việc phát hành bộ phim là một “hành động chiến tranh”. Sau đó mạng Sony bị tấn công với tổ chức tự xưng “Người giám hộ của hòa bình” yêu cầu Sony hủy bỏ phim The Interview.
Sau vụ xả súng khủng bố ở tòa soạn báo Pháp Charlie Hebdo ngày 7-1 làm 17 người chết dẫn đến thái độ chống Hồi giáo tăng mạnh thì cũng là lúc nhiều trang mạng của Pháp bị tấn công. Theo tạp chí Newsweek, tính đến ngày 15-1, đã có 19.000 website của Pháp bị tấn công. Rất nhiều loại trang web, từ các trang du lịch đến các trang web quốc phòng quân sự với thể thức từ chối dịch vụ (DoS), hoặc gây quá tải số người đăng nhập. Arbor Networks, một công ty tư nhân chuyên theo dõi các mối đe dọa an ninh mạng cho rằng, chỉ trong 1 ngày, Pháp đã phải chịu đựng hơn 1.070 vấn đề DoS với các trang web của mình.
Người đứng đầu cơ quan an ninh mạng của Pháp, Đô đốc Arnaud Coustilliere, cho biết đây là “lần đầu tiên một quốc gia đã phải đối mặt với một làn sóng tấn công mạng lớn như vậy”.
Ông Coustilliere cho biết tại một buổi họp báo rằng hầu hết các cuộc tấn công không phải do các cá nhân cụ thể mà là do các nhóm có tổ chức tiến hành. Hãng thông tấn Pháp AFP cho rằng nhóm “Thánh chiến mạng” có trụ sở tại Mauritania và Bắc Phi đã dẫn đầu các cuộc tấn công trên hơn 1.000 trang web ở Pháp. Những nhóm tấn công mạng đã cảnh báo rằng mức độ tấn công sẽ trở nên phức tạp hơn và sẽ nhắm mục tiêu tổ chức cấp cao hơn.
Chiến tranh mạng dẫn đến Thế chiến thứ 3?
Theo trang Infowars.com, Thế chiến thứ 3 sẽ bắt đầu từ cuộc chiến tranh thông tin có sự tham gia của cả quân sự và dân sự. Tài liệu mới tiết lộ của Snowden gần đây cho rằng NSA đã sẵn sàng cho cuộc chiến tranh kỹ thuật số trong tương lai. Theo tài liệu này “Liên minh 5 nước” gồm Mỹ, Canada, Anh, Australia và New Zealand đang hợp tác chặt chẽ để phát triển các loại vũ khí dành cho chiến tranh mạng. Vũ khí này dọi là “D”, theo tạp chí Der Spiegel, sẽ làm tê liệt mạng máy tính và cơ sở hạ tầng của đối phương. Các hệ thống quản lý về cung cấp nước sạch, nhà máy, sân bay, cũng như hệ thống ngân hàng đều là các mục tiêu tiềm năng.
Chương trình vũ khí chiến tranh mạng của NSA chắc chắn sẽ khai thác nhiều loại thiết bị, kể cả các thiết bị gia dụng và đáng sợ hơn là các thiết bị y tế để thực hiện các vụ tấn công mạng. Máy tạo nhịp tim có thể được dừng lại từ xa và máy bơm insulin có thể được thực hiện để cung cấp một liều gây chết người. Với sự ra đời của các thiết bị cấy ghép có giao tiếp thông qua mạng không dây, khả năng thao tác và hoạt động tấn công mạng gây thương vong tăng theo cấp số nhân.
Theo tài liệu của Snowden, nếu các nhà thiết kế các thiết bị kết nối Internet không sẵn sàng làm việc với NSA để được hỗ trợ công nghệ, thiết bị của họ có thể bị tấn công. Các công ty bảo hiểm, doanh nghiệp và kiểm soát trong hệ thống bảo hiểm y tế Obamacare tại Mỹ đã được tăng cường giám sát đề phòng tấn công mạng gây tê liệt hệ thống thiết bị y tế. Theo chính sách bảo mật mới của Samsung, TV thông minh của họ có thể theo dõi cuộc trò chuyện của bạn. Nhiều thông tin tình báo thu thập hàng ngày hiện nay có liên quan đến việc giám sát các chính phủ.
Tấn công mạng để trả đũa
Cuối năm 2014, thế giới xôn xao khi mạng nội bộ của Tập đoàn Sony bị tấn công sau khi tập đoàn này công bố chuẩn bị phát hành phim hài The Interview trong đó có nhiều chi tiết bị phía Triều Tiên cho là xúc phạm đến nhà lãnh đạo Kim Jong-un của họ. Theo thông tin trên tờ The Telegraph, Mỹ đã tấn công mạng do các tin tặc Triều Tiên điều hành trước cuộc tấn công mạng Sony vài năm. Vì vậy, ngay sau khi Sony bị tin tặc tấn công, Mỹ lập tức cáo buộc Bình Nhưỡng đứng đằng sau vụ này. Tuy nhiên, theo Telegraph, tình báo Mỹ chỉ biết rằng nước Mỹ rồi cũng bị trả đũa nhưng vẫn không thể biết trước thời điểm mà Sony bị tấn công.
Các cơ quan tình báo Mỹ đã đột nhập vào hệ thống mạng của Triều Tiên vào năm 2010 và họ đã lập ra một hệ thống cảnh báo sớm trên phần mềm gián điệp của mình. Tạp chí Đức Der Spiegel trích dẫn nguồn từ Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) thừa nhận rằng rằng Mỹ đã “tiếp cận” với các hệ thống thông tin của Triều Tiên trước khi xảy ra vụ Sony. Quân đội Mỹ cũng đã có thể xâm nhập các trang mạng của đồng minh Hàn Quốc và thấy rằng Seoul đã có nhiều thành công trong việc xâm nhập hệ thống mạng của miền Bắc. Mỹ dường như đã đánh cắp thành quả lao động của các điệp viên Hàn Quốc nhưng sau đó tăng cường các cuộc tấn công của chính mình nhằm vào mục tiêu là các trang web của Bình Nhưỡng. “Bạn không muốn dựa vào một diễn viên không đáng tin cậy để làm công việc cho bạn”, một quan chức NSA đã tiết lộ như vậy. Cụ thể, Mỹ đã tập trung vào Cục 121, đơn vị của Hàn Quốc chuyên xâm nhập mạng sau đó lần ra đường tấn công các mạng của Triều Tiên.
Trở lại vụ tin tặc tấn công hãng Sony, Triều Tiên công khai tuyên bố rằng việc phát hành bộ phim là một “hành động chiến tranh”. Sau đó mạng Sony bị tấn công với tổ chức tự xưng “Người giám hộ của hòa bình” yêu cầu Sony hủy bỏ phim The Interview.
Sau vụ xả súng khủng bố ở tòa soạn báo Pháp Charlie Hebdo ngày 7-1 làm 17 người chết dẫn đến thái độ chống Hồi giáo tăng mạnh thì cũng là lúc nhiều trang mạng của Pháp bị tấn công. Theo tạp chí Newsweek, tính đến ngày 15-1, đã có 19.000 website của Pháp bị tấn công. Rất nhiều loại trang web, từ các trang du lịch đến các trang web quốc phòng quân sự với thể thức từ chối dịch vụ (DoS), hoặc gây quá tải số người đăng nhập. Arbor Networks, một công ty tư nhân chuyên theo dõi các mối đe dọa an ninh mạng cho rằng, chỉ trong 1 ngày, Pháp đã phải chịu đựng hơn 1.070 vấn đề DoS với các trang web của mình.
Người đứng đầu cơ quan an ninh mạng của Pháp, Đô đốc Arnaud Coustilliere, cho biết đây là “lần đầu tiên một quốc gia đã phải đối mặt với một làn sóng tấn công mạng lớn như vậy”.
Ông Coustilliere cho biết tại một buổi họp báo rằng hầu hết các cuộc tấn công không phải do các cá nhân cụ thể mà là do các nhóm có tổ chức tiến hành. Hãng thông tấn Pháp AFP cho rằng nhóm “Thánh chiến mạng” có trụ sở tại Mauritania và Bắc Phi đã dẫn đầu các cuộc tấn công trên hơn 1.000 trang web ở Pháp. Những nhóm tấn công mạng đã cảnh báo rằng mức độ tấn công sẽ trở nên phức tạp hơn và sẽ nhắm mục tiêu tổ chức cấp cao hơn.
Chiến tranh mạng dẫn đến Thế chiến thứ 3?
Theo trang Infowars.com, Thế chiến thứ 3 sẽ bắt đầu từ cuộc chiến tranh thông tin có sự tham gia của cả quân sự và dân sự. Tài liệu mới tiết lộ của Snowden gần đây cho rằng NSA đã sẵn sàng cho cuộc chiến tranh kỹ thuật số trong tương lai. Theo tài liệu này “Liên minh 5 nước” gồm Mỹ, Canada, Anh, Australia và New Zealand đang hợp tác chặt chẽ để phát triển các loại vũ khí dành cho chiến tranh mạng. Vũ khí này dọi là “D”, theo tạp chí Der Spiegel, sẽ làm tê liệt mạng máy tính và cơ sở hạ tầng của đối phương. Các hệ thống quản lý về cung cấp nước sạch, nhà máy, sân bay, cũng như hệ thống ngân hàng đều là các mục tiêu tiềm năng.
Chương trình vũ khí chiến tranh mạng của NSA chắc chắn sẽ khai thác nhiều loại thiết bị, kể cả các thiết bị gia dụng và đáng sợ hơn là các thiết bị y tế để thực hiện các vụ tấn công mạng. Máy tạo nhịp tim có thể được dừng lại từ xa và máy bơm insulin có thể được thực hiện để cung cấp một liều gây chết người. Với sự ra đời của các thiết bị cấy ghép có giao tiếp thông qua mạng không dây, khả năng thao tác và hoạt động tấn công mạng gây thương vong tăng theo cấp số nhân.
Theo tài liệu của Snowden, nếu các nhà thiết kế các thiết bị kết nối Internet không sẵn sàng làm việc với NSA để được hỗ trợ công nghệ, thiết bị của họ có thể bị tấn công. Các công ty bảo hiểm, doanh nghiệp và kiểm soát trong hệ thống bảo hiểm y tế Obamacare tại Mỹ đã được tăng cường giám sát đề phòng tấn công mạng gây tê liệt hệ thống thiết bị y tế. Theo chính sách bảo mật mới của Samsung, TV thông minh của họ có thể theo dõi cuộc trò chuyện của bạn. Nhiều thông tin tình báo thu thập hàng ngày hiện nay có liên quan đến việc giám sát các chính phủ.
Nguồn: Sài Gòn Giải Phóng