MrQuậy
Well-Known Member
-
24/09/2013
-
178
-
2.221 bài viết
234 ứng dụng Android theo dõi người dùng bằng sóng siêu âm
Đây là công nghệ đang được các công ty tiếp thị, quảng cáo sử dụng để theo dõi người dùng smartphone nhằm tiếp cận được nhiều thông tin hơn.
Theo Hacker News, những thông tin thu thập được sẽ giúp các nhà quảng cáo biết được sở thích của bạn để hiển thị quảng cáo tương ứng.
Nghiên cứu về công nghệ này đã được giới thiệu cách đây không lâu tại Hội nghị chuyên đề về an ninh và bảo mật. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra 234 ứng dụng Android sử dụng microphone trên smartphone và kết hợp với một loại đèn siêu âm đặc biệt để theo dõi người dùng.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng có khoảng 4 trên 35 cửa hàng bán lẻ mà họ ghé thăm tại Đức có gắn đèn tín hiệu siêu âm ở cửa ra vào.
SilverPush, Lisnr và Shopkick là ba SDK sử dụng đèn tín hiệu siêu âm để gửi tin nhắn đến điện thoại di động. Cụ thể, SilverPush cho phép các nhà phát triển theo dõi người dùng trên nhiều thiết bị, Lisnr và Shopkick thực hiện theo dõi vị trí. Các nhà nghiên cứu đã phân tích hàng triệu ứng dụng Android và phát hiện ra rằng chỉ có vài ứng dụng sử dụng Shopkick và Lisnr, còn lại đa phần đều sử dụng SilverPush SDK.
SDK là một thuật ngữ được Microsoft, Sun Microsystems và một số công ty khác sử dụng. Đây là viết tắt của cụm từ Software Development Kit - một bộ công cụ phát triển phần mềm.
Mặc dù công nghệ này hiện đang được sử dụng cho mục đích quảng cáo, tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng nó sẽ bị lạm dụng và xâm phạm quyền riêng tư, đơn cử như theo dõi thiết bị và vị trí của bạn.
Làm thế nào để bảo vệ bản thân?
Hiện tại, bạn không thể dừng phát tín hiệu siêu âm, do đó cách đơn giản nhất là hạn chế quyền hạn của các ứng dụng không cần thiết. Ví dụ, bạn có thể cấp quyền để Skype truy cập microphone nhưng một ứng dụng bán hàng lại yêu cầu được phép sử dụng microphone thì bạn nên suy nghĩ lại.
- Android: Đầu tiên, bạn hãy truy cập vào Settings (cài đặt) > Apps (ứng dụng) > Permission manager (quản lý quyền hạn), chọn các ứng dụng không cần thiết và lấy lại quyền hạn đã cấp bằng cách chọn Deny (cấm) hoặc Notify (luôn hỏi khi cần sử dụng). Lưu ý, tên và vị trí các tùy chọn có thể thay đổi tùy thuộc vào dòng smartphone bạn đang sử dụng.
- iOS: Đối với các thiết bị iOS (iPhone, iPad và iPod Touch), người dùng chỉ cần truy cập vào Settings (cài đặt) > Privacy (riêng tư) > Microphone và kiểm tra lại danh sách các ứng dụng đã cấp quyền truy cập.
Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.
Theo Hacker News, những thông tin thu thập được sẽ giúp các nhà quảng cáo biết được sở thích của bạn để hiển thị quảng cáo tương ứng.
Nghiên cứu về công nghệ này đã được giới thiệu cách đây không lâu tại Hội nghị chuyên đề về an ninh và bảo mật. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra 234 ứng dụng Android sử dụng microphone trên smartphone và kết hợp với một loại đèn siêu âm đặc biệt để theo dõi người dùng.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng có khoảng 4 trên 35 cửa hàng bán lẻ mà họ ghé thăm tại Đức có gắn đèn tín hiệu siêu âm ở cửa ra vào.
SilverPush, Lisnr và Shopkick là ba SDK sử dụng đèn tín hiệu siêu âm để gửi tin nhắn đến điện thoại di động. Cụ thể, SilverPush cho phép các nhà phát triển theo dõi người dùng trên nhiều thiết bị, Lisnr và Shopkick thực hiện theo dõi vị trí. Các nhà nghiên cứu đã phân tích hàng triệu ứng dụng Android và phát hiện ra rằng chỉ có vài ứng dụng sử dụng Shopkick và Lisnr, còn lại đa phần đều sử dụng SilverPush SDK.
SDK là một thuật ngữ được Microsoft, Sun Microsystems và một số công ty khác sử dụng. Đây là viết tắt của cụm từ Software Development Kit - một bộ công cụ phát triển phần mềm.
Mặc dù công nghệ này hiện đang được sử dụng cho mục đích quảng cáo, tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng nó sẽ bị lạm dụng và xâm phạm quyền riêng tư, đơn cử như theo dõi thiết bị và vị trí của bạn.
Làm thế nào để bảo vệ bản thân?
Hiện tại, bạn không thể dừng phát tín hiệu siêu âm, do đó cách đơn giản nhất là hạn chế quyền hạn của các ứng dụng không cần thiết. Ví dụ, bạn có thể cấp quyền để Skype truy cập microphone nhưng một ứng dụng bán hàng lại yêu cầu được phép sử dụng microphone thì bạn nên suy nghĩ lại.
- Android: Đầu tiên, bạn hãy truy cập vào Settings (cài đặt) > Apps (ứng dụng) > Permission manager (quản lý quyền hạn), chọn các ứng dụng không cần thiết và lấy lại quyền hạn đã cấp bằng cách chọn Deny (cấm) hoặc Notify (luôn hỏi khi cần sử dụng). Lưu ý, tên và vị trí các tùy chọn có thể thay đổi tùy thuộc vào dòng smartphone bạn đang sử dụng.
- iOS: Đối với các thiết bị iOS (iPhone, iPad và iPod Touch), người dùng chỉ cần truy cập vào Settings (cài đặt) > Privacy (riêng tư) > Microphone và kiểm tra lại danh sách các ứng dụng đã cấp quyền truy cập.
Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.
Theo Vnreview