MrQuậy
Well-Known Member
-
24/09/2013
-
178
-
2.221 bài viết
Con người có thể 'hack' mắt để nhìn được xuyên màn đêm
Có nhiều cách để nhìn được trong đêm, dùng kính nhìn đêm hoặc kính hồng ngoại, sử dụng liệu pháp gene để bổ sung khả năng nhìn đêm hoặc... cấy mắt robot vào hốc mắt. Nhưng ngoài những cách "đắt tiền" và "xa vời" ấy, một nhóm các nhà nghiên cứu không chuyên vừa tìm ra được một phương pháp "rẻ tiền" khác mà hiệu quả khá ấn tượng.
Ngược với những phương pháp viễn tưởng mà chúng ta thường nghe, phương pháp sau dựa trên một hoá chất đang được dùng từ những năm 1960 để điều trị ung thư. Hoá chất này tương tự như diệp lục tố (chlorophyll) có trên thực vật, với tên gọi Chlorin e6 (Ce6). Nó có thể được tìm thấy ở một số loài cá sống sâu dưới đáy đại dương. Trong điều kiện sống thiếu ánh sáng đó, Ce6 có lẽ là thứ đã giúp cải thiện khả năng quan sát của các loài cá với môi trường xung quanh. Và Ce6 cũng đang được dùng như một loại thuốc để trị chứng "mù đêm" (nyctalopia) ở một số người có thị lực kém.
Hình ảnh ở mắt người bình thường (trái) và bị mù đêm (phải)
Mù đêm có thể là triệu chứng bẩm sinh lúc mới ra đời, nhưng cũng có thể xuất hiện do mắt bị tổn thương trong quá trình sống, hoặc xuất phát từ việc thiếu dinh dưỡng (như vitamin A) dẫn tới sự suy thoái của võng mạc. Cụ thể là võng mạc trở nên suy yếu và khả năng tiếp nhận ánh sáng trở nên kém hơn. Khi ở điều kiện ánh sáng ngoài trời bình thường thì người bệnh có thể không sao. Nhưng khi chuyển môi trường thiếu sáng như đêm tối thì tình trạng trở nên rõ rệt. Nếu tình trạng nặng, thậm chí ở trời sáng bệnh nhân cũng nhìn rất kém.
Sau khi được phát hiện, Ce6 được thử nghiệm và cho thấy nó có thể cải thiện tình trạng thị lực cho các bệnh nhân mù đêm. Chưa rõ cơ chế hoạt động của hoá chất này nhưng có vẻ sau khi thẩm thấu vào võng mạc của bệnh nhân, nó đã tăng cường khả năng tiếp nhận ánh sáng cao hơn, tương tự như các loài cá dưới biển sâu. Hiện tượng này cũng gần giống như khi chúng ta chụp ảnh đêm, việc tăng mức EV lên sẽ giúp cảm biến "nhìn rõ" khung cảnh hơn.
Ở người bị mù đêm, phần võng mạc (retina) đã bị suy thoái nên khả năng thu nhận ánh sáng kém
Dựa trên những thông tin này, một nhóm người đam mê khoa học không chuyên ở Los Angeles, California (Mỹ) đi tới giả định rằng - nếu Ce6 có thể tăng cường mức thu sáng cho mắt người mù đêm, thì nó cũng sẽ làm điều tương tự cho người có mắt khoẻ mạnh. Nói cách khác, người nào nhìn đêm bình thường thì Ce6 có thể giúp họ "tinh mắt" hơn.
Một thành viên của nhóm, Jeffrey Tibbetts, nhân viên y tế tại phòng nghiên cứu, cho biết: "Sau khi tìm kiếm các thông tin, chúng tôi nghĩ cần tiến hành một vài thử nghiệm. Đã có những tài liệu nói về việc dùng Ce6 trên những loài vật như chuột. Và chất này cũng đã được dùng để tiêm vào tĩnh mạch từ những năm 60 như một cách trị ung thư. Sau khi nghiên cứu các tài liệu ấy xong, chúng tôi cần phải tiến hành bước tiếp theo".
Người đứng đầu nhóm nghiên cứu này, Gabriel Licina, sử dụng chính bản thân mình làm "chuột bạch". Sau đó, Tibbetts tiến hành nhỏ từ từ 50 ml Ce6 (một hàm lượng rất thấp) lên mắt của Licina. Hoá chất này sau đấy sẽ ngấm vào võng mạc của anh. Licina mô tả cảm giác: "Với tôi, đó là một thứ dung dịch màu đen lá cây bao phủ lên tầm nhìn của mình, rồi nó nhanh chóng hoà tan vào mắt của tôi".
Tibbetts đang nhỏ Ce6 vào mắt Licina
Licina sau khi được nhỏ Ce6
Trên các tài liệu mà nhóm này tìm được, Ce6 sẽ có tác dụng sau 1 giờ được nhỏ vào mắt. Và kết quả có vẻ khớp với giả định của họ. Nhóm này thử xác định hình dạng của đồ vật cũng như các vật thể di chuyển trong màn đêm. Licina cho biết: "Có những thử nghiệm chúng tôi cho người đứng tụ tập ở trong rừng. Tại cự ly 50 mét, tôi có thể nhìn rõ vị trí của từng người, kể cả khi người đó đứng đối diện với cái cây". Và lần nào, anh cũng chỉ ra chính xác 100%. Trong khi đó những người không được nhỏ Ce6, chỉ nói đúng được 33%.
Ảnh nhìn qua kính nhìn đêm thường chỉ có 1 màu xanh
Dĩ nhiên, cảm giác mà Ce6 mang lại sẽ không giống với những hình ảnh chúng ta thấy khi sử dụng kính nhìn đêm hoặc kính hồng ngoại. Nó sẽ vẫn là những ảnh màu thông thường nhưng ở mức sáng hơn, rõ nét hơn và bạn có thể thấy ai đó đang ôm nhau trong bụi cây.
Song hãy còn sớm để nói rằng Ce6 có thích hợp để sử dụng rộng rãi hay không. Tibbetts và Licina chỉ là những người đam mê khoa học thuần tuý. Họ không phải các chuyên gia. Liệu Ce6 có an toàn để sử dụng hàng ngày không và nó có tác dụng phụ nào nguy hiểm hay không vẫn chưa rõ. Hiện nhóm này đang tìm kiếm thêm tình nguyện viên để thử nghiệm trên trang Science for the Masses.
Nhưng điều có thể rút ra từ cuộc nghiên cứu này là bất kỳ ai cũng có làm khoa học và chúng không bắt buộc phải tốn kém. Chúng có thể được tiến hành ngay trong một garage hay phòng ngủ, miễn là bạn nắm được nguyên tắc của nghiên cứu khoa học. Đó là lên lý thuyết, tiến hành thử nghiệm, thu thập số liệu, so sánh đối chiếu và đưa ra kết luận.
Theo Vnreview
Ngược với những phương pháp viễn tưởng mà chúng ta thường nghe, phương pháp sau dựa trên một hoá chất đang được dùng từ những năm 1960 để điều trị ung thư. Hoá chất này tương tự như diệp lục tố (chlorophyll) có trên thực vật, với tên gọi Chlorin e6 (Ce6). Nó có thể được tìm thấy ở một số loài cá sống sâu dưới đáy đại dương. Trong điều kiện sống thiếu ánh sáng đó, Ce6 có lẽ là thứ đã giúp cải thiện khả năng quan sát của các loài cá với môi trường xung quanh. Và Ce6 cũng đang được dùng như một loại thuốc để trị chứng "mù đêm" (nyctalopia) ở một số người có thị lực kém.
Hình ảnh ở mắt người bình thường (trái) và bị mù đêm (phải)
Sau khi được phát hiện, Ce6 được thử nghiệm và cho thấy nó có thể cải thiện tình trạng thị lực cho các bệnh nhân mù đêm. Chưa rõ cơ chế hoạt động của hoá chất này nhưng có vẻ sau khi thẩm thấu vào võng mạc của bệnh nhân, nó đã tăng cường khả năng tiếp nhận ánh sáng cao hơn, tương tự như các loài cá dưới biển sâu. Hiện tượng này cũng gần giống như khi chúng ta chụp ảnh đêm, việc tăng mức EV lên sẽ giúp cảm biến "nhìn rõ" khung cảnh hơn.
Ở người bị mù đêm, phần võng mạc (retina) đã bị suy thoái nên khả năng thu nhận ánh sáng kém
Một thành viên của nhóm, Jeffrey Tibbetts, nhân viên y tế tại phòng nghiên cứu, cho biết: "Sau khi tìm kiếm các thông tin, chúng tôi nghĩ cần tiến hành một vài thử nghiệm. Đã có những tài liệu nói về việc dùng Ce6 trên những loài vật như chuột. Và chất này cũng đã được dùng để tiêm vào tĩnh mạch từ những năm 60 như một cách trị ung thư. Sau khi nghiên cứu các tài liệu ấy xong, chúng tôi cần phải tiến hành bước tiếp theo".
Người đứng đầu nhóm nghiên cứu này, Gabriel Licina, sử dụng chính bản thân mình làm "chuột bạch". Sau đó, Tibbetts tiến hành nhỏ từ từ 50 ml Ce6 (một hàm lượng rất thấp) lên mắt của Licina. Hoá chất này sau đấy sẽ ngấm vào võng mạc của anh. Licina mô tả cảm giác: "Với tôi, đó là một thứ dung dịch màu đen lá cây bao phủ lên tầm nhìn của mình, rồi nó nhanh chóng hoà tan vào mắt của tôi".
Tibbetts đang nhỏ Ce6 vào mắt Licina
Licina sau khi được nhỏ Ce6
Ảnh nhìn qua kính nhìn đêm thường chỉ có 1 màu xanh
Song hãy còn sớm để nói rằng Ce6 có thích hợp để sử dụng rộng rãi hay không. Tibbetts và Licina chỉ là những người đam mê khoa học thuần tuý. Họ không phải các chuyên gia. Liệu Ce6 có an toàn để sử dụng hàng ngày không và nó có tác dụng phụ nào nguy hiểm hay không vẫn chưa rõ. Hiện nhóm này đang tìm kiếm thêm tình nguyện viên để thử nghiệm trên trang Science for the Masses.
Nhưng điều có thể rút ra từ cuộc nghiên cứu này là bất kỳ ai cũng có làm khoa học và chúng không bắt buộc phải tốn kém. Chúng có thể được tiến hành ngay trong một garage hay phòng ngủ, miễn là bạn nắm được nguyên tắc của nghiên cứu khoa học. Đó là lên lý thuyết, tiến hành thử nghiệm, thu thập số liệu, so sánh đối chiếu và đưa ra kết luận.
Theo Vnreview