-
06/07/2013
-
797
-
1.308 bài viết
8 đơn vị cam kết tuân thủ quy tắc đạo đức nghề ATTT
“Bộ quy tắc đạo đức nghề An toàn thông tin (ATTT)” vừa được Hiệp hội An toàn thông tin (VNISA) chính thức ban hành. Hiện đã có 8 đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT đăng ký cam kết tuân thủ bộ quy tắc này.
Theo đại diện VNISA, với mục tiêu hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hành nghề cung cấp dịch vụ ATTT một cách chính trực, trọng danh dự và tin cậy, thời gian qua, Hiệp hội đã chủ trì xây dựng “Bộ quy tắc đạo đức nghề ATTT”. Phiên bản 1.0 của bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp này được VNISA giới thiệu lần đầu tại sự kiện “Ngày ATTT Việt Nam 2014” diễn ra trong tháng 12/2014.
“Bộ quy tắc đạo đức nghề ATTT” vừa được TS.Nguyễn Duy Ngọc, Chủ tịch VNISA ký ban hành chính thức. VNISA cho biết, bộ quy tắc gồm các chuẩn mực hành vi, cách cư xử và ứng xử được quy định cho ngành nghề ATTT mà các hội viên của Hiệp hội cần cam kết tuân thủ. Việc cam kết tuân thủ bộ quy tắc này sẽ là một tiêu chí để VNISA xét kết nạp hội viên.
Cùng với việc khuyến cáo các tổ chức, doanh nghiệp khác hoạt động trong lĩnh vực ATTT cùng cam kết tuân thủ bộ quy tắc, VNISA cũng nhấn mạnh: “Bộ quy tắc đạo đức nghề ATTT” là sự bổ sung, phối hợp và không mẫu thuẫn với các quy định có tính pháp lý của Việt Nam và những quy định quốc tế được Việt Nam công nhận.
Cụ thể, bộ quy tắc này quy định một cách ngắn gọn, súc tích các nguyên tắc cư xử, ứng xử của các tổ chức, cá nhân hành nghề, cung cấp dịch vụ ATTT, tập trung vào 4 nội dung chính gồm: Trách nhiệm với xã hội, cộng đồng: Bảo vệ các hệ thống CNTT của xã hội, tổ chức và cá nhân; Về thái độ hành nghề: Thực thi công việc đúng pháp luật, minh bạch, trung thực và đúng đắn; Về chất lượng dịch vụ: Tận tâm cung cấp dịch vụ ATTT chính xác, chuyên nghiệp và bảo đảm nhất cho cá nhân/ tổ chức khác; Với nghề ATTT: Nâng cao trình độ bản thân, nỗ lực phát triển nghề ATTT trong cộng đồng.
Đơn cử như, theo Điều 3 của bộ quy tắc, các tổ chức, cá nhân hành nghề ATTT không thực hiện hành vi gây hại đến hệ thống CNTT của toàn xã hội, của các tổ chức và mỗi cá nhân; đồng thời phải nỗ lực làm tăng niềm tin, sự tin cậy và đóng góp xây dựng cộng đồng ATTT.
Về thái độ hành nghề, Điều 4 của bộ quy tắc quy định, các tổ chức, cá nhân hành nghề ATTT cần luôn nói thật; luôn rõ ràng, công khai minh bạch công việc của mình với các bên có liên quan vào thời điểm thích hợp; không có hành vi giấu diếm, gian dối trong khi hành nghề ATTT; luôn trung thực, khách quan, đúng đắn khi cung cấp thông tin, khi đưa ra các quyết định trong khi hành nghề ATTT; luôn đảm bảo tính bí mật, toàn vẹn của thông tin của cá nhân, tổ chức hình thành trong quá trình hành nghề trước, trong và sau khi công việc hoàn thành.
Theo thông tin từ VNISA, 8 đơn vị, doanh nghiệp đã ký cam kết tuân thủ “Bộ quy tắc đạo đức nghề ATTT” gồm có: Công ty CP phần mềm và hỗ trợ công nghệ Misoft, Công ty CP NetNam, Công ty CP Tin học Mi Mi, Công ty Việt Kiến Tạo, Công ty TNHH Tư vấn và Đào tạo Netpro, Công ty CP Tập đoàn MK, PVCOM BANK và Trường ĐH CNTT&TT ĐH Thái Nguyên.
[h=2]ICTnews[/h]
|
Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam - VNISA đã giới thiệu phiên bản 1.0 của Bộ quy tắc đạo đức nghề An toàn thông tin tại sự kiện "Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2014". |
Theo đại diện VNISA, với mục tiêu hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hành nghề cung cấp dịch vụ ATTT một cách chính trực, trọng danh dự và tin cậy, thời gian qua, Hiệp hội đã chủ trì xây dựng “Bộ quy tắc đạo đức nghề ATTT”. Phiên bản 1.0 của bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp này được VNISA giới thiệu lần đầu tại sự kiện “Ngày ATTT Việt Nam 2014” diễn ra trong tháng 12/2014.
“Bộ quy tắc đạo đức nghề ATTT” vừa được TS.Nguyễn Duy Ngọc, Chủ tịch VNISA ký ban hành chính thức. VNISA cho biết, bộ quy tắc gồm các chuẩn mực hành vi, cách cư xử và ứng xử được quy định cho ngành nghề ATTT mà các hội viên của Hiệp hội cần cam kết tuân thủ. Việc cam kết tuân thủ bộ quy tắc này sẽ là một tiêu chí để VNISA xét kết nạp hội viên.
Cùng với việc khuyến cáo các tổ chức, doanh nghiệp khác hoạt động trong lĩnh vực ATTT cùng cam kết tuân thủ bộ quy tắc, VNISA cũng nhấn mạnh: “Bộ quy tắc đạo đức nghề ATTT” là sự bổ sung, phối hợp và không mẫu thuẫn với các quy định có tính pháp lý của Việt Nam và những quy định quốc tế được Việt Nam công nhận.
Cụ thể, bộ quy tắc này quy định một cách ngắn gọn, súc tích các nguyên tắc cư xử, ứng xử của các tổ chức, cá nhân hành nghề, cung cấp dịch vụ ATTT, tập trung vào 4 nội dung chính gồm: Trách nhiệm với xã hội, cộng đồng: Bảo vệ các hệ thống CNTT của xã hội, tổ chức và cá nhân; Về thái độ hành nghề: Thực thi công việc đúng pháp luật, minh bạch, trung thực và đúng đắn; Về chất lượng dịch vụ: Tận tâm cung cấp dịch vụ ATTT chính xác, chuyên nghiệp và bảo đảm nhất cho cá nhân/ tổ chức khác; Với nghề ATTT: Nâng cao trình độ bản thân, nỗ lực phát triển nghề ATTT trong cộng đồng.
Đơn cử như, theo Điều 3 của bộ quy tắc, các tổ chức, cá nhân hành nghề ATTT không thực hiện hành vi gây hại đến hệ thống CNTT của toàn xã hội, của các tổ chức và mỗi cá nhân; đồng thời phải nỗ lực làm tăng niềm tin, sự tin cậy và đóng góp xây dựng cộng đồng ATTT.
Về thái độ hành nghề, Điều 4 của bộ quy tắc quy định, các tổ chức, cá nhân hành nghề ATTT cần luôn nói thật; luôn rõ ràng, công khai minh bạch công việc của mình với các bên có liên quan vào thời điểm thích hợp; không có hành vi giấu diếm, gian dối trong khi hành nghề ATTT; luôn trung thực, khách quan, đúng đắn khi cung cấp thông tin, khi đưa ra các quyết định trong khi hành nghề ATTT; luôn đảm bảo tính bí mật, toàn vẹn của thông tin của cá nhân, tổ chức hình thành trong quá trình hành nghề trước, trong và sau khi công việc hoàn thành.
Theo thông tin từ VNISA, 8 đơn vị, doanh nghiệp đã ký cam kết tuân thủ “Bộ quy tắc đạo đức nghề ATTT” gồm có: Công ty CP phần mềm và hỗ trợ công nghệ Misoft, Công ty CP NetNam, Công ty CP Tin học Mi Mi, Công ty Việt Kiến Tạo, Công ty TNHH Tư vấn và Đào tạo Netpro, Công ty CP Tập đoàn MK, PVCOM BANK và Trường ĐH CNTT&TT ĐH Thái Nguyên.
[h=2]ICTnews[/h]